Giúp dân thoát nghèo

02/12/2017 09:08 GMT+7

Sau 2 năm thành lập, đứng chân trên địa bàn xã Phú Mỹ, H.Giang Thành (Kiên Giang), Đoàn Kinh tế quốc phòng 915 thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kiên Giang đã góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng biên giới vốn còn nhiều khó khăn.

Thượng tá Viên Thế Phát, Phó đoàn trưởng Đoàn Kinh tế quốc phòng 915, cho biết đơn vị được thành lập tháng 10.2015, với nhiệm vụ chính là phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện quy hoạch, sắp xếp dân cư; hỗ trợ phát triển sản xuất nông ngư nghiệp; ổn định cuộc sống dân cư trên địa bàn 5 xã biên giới thuộc H.Giang Thành cùng 2 xã đảo thuộc H.Kiên Lương và TX.Hà Tiên.


Thu lời hàng trăm triệu từ nuôi bò
Từ số tiền được hỗ trợ khi xuất ngũ, sau gần 10 năm đầu tư nuôi bò, anh Nguyễn Phụ Thu (34 tuổi, ngụ xã Trung An, H.Vũng Liêm, Vĩnh Long) đã có nguồn lợi nhuận ổn định hơn 100 triệu đồng/năm.
Hỗ trợ dân con giống
Trước tiên phải kể đến mô hình hỗ trợ 200 con bò giống cái lai Sind và 2 bò đực cho 100 hộ dân tại các xã thuộc H.Giang Thành. Cán bộ chiến sĩ và đội trí thức trẻ tình nguyện do đơn vị quản lý, cũng chia nhau xuống địa bàn, thành lập tổ chăn nuôi, hướng dẫn người dân cách làm chuồng, chăm sóc bò.
Nhờ được quản lý, theo dõi chặt chẽ, đến nay số đàn bò phát triển tốt và có thêm 9 bê con. Nhìn đàn bò nhởn nhơ gặm cỏ kiếm ăn, các nông dân đều tự tin sẽ ổn định cuộc sống. Anh nông dân Tiên Al, người dân tộc Khmer (ngụ ấp Trà Phô, xã Phú Mỹ, H.Giang Thành), phấn khởi cho hay sau khi được hỗ trợ bò, anh được cán bộ hướng dẫn làm chuồng, cách chăn nuôi nên hơn 1 năm sau, cả 2 con bò đều đẻ 2 con bê. Theo anh Tiên Al, 2 con bê này sẽ là “cầu nối” giúp anh thoát nghèo thời gian tới.
Bên cạnh hỗ trợ bò, Đoàn Kinh tế quốc phòng 915 còn hỗ trợ 2 đợt giống cá bớp với số lượng 5.400 con cho 27 hộ dân ở xã đảo Sơn Hải (H.Kiên Lương) và Tiên Hải (TX.Hà Tiên) để người dân nuôi trong lồng bè trên biển. Hiện đàn cá ở các lồng bè đều phát triển tốt. Theo thượng tá Phát, cả 2 mô hình hỗ trợ bò giống, cá giống triển khai bước đầu đều đạt hiệu quả cao, với tổng kinh phí gần 4 tỉ đồng.
Ngoài ra, Đoàn Kinh tế quốc phòng 915 cũng vừa chuyển giao mô hình nuôi gà giống Bình Định, đã có kết quả tốt, hướng tới sẽ tiếp tục nhân rộng. Anh Nguyễn Quốc Nam (ngụ ấp Giồng Kè, xã Phú Mỹ, H.Giang Thành) vui vẻ kể, sau khi được nhận nuôi 200 con gà, hơn 3 tháng sau, anh đã xuất chuồng bán lãi gần 7 triệu đồng nên tiếp tục nhờ đơn vị Đoàn Kinh tế quốc phòng 915 giúp đỡ để tiếp tục nuôi và nhân đàn nhiều hơn.
Môi trường rèn luyện trí thức trẻ
Trong nhiệm vụ công tác, Đoàn Kinh tế quốc phòng 915 còn là môi trường rèn luyện năng lực của các trí thức trẻ. Thực hiện dự án 174 Bộ Quốc phòng về “Tăng cường tri thức trẻ tình nguyện đến công tác tại Đoàn Kinh tế quốc phòng 915” giai đoạn 2016 - 2018, đơn vị đã tiếp nhận 18 người, trong đó 15 người có trình độ đại học, được tập huấn bổ sung, phân công về các xã công tác.
Qua một năm, các đội viên tri thức trẻ tình nguyện đã thực hiện nhiều nhiệm vụ thiết thực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn vùng dự án, được cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân ủng hộ. Cụ thể, các đội viên tham gia hỗ trợ các xã trong cải cách thủ tục hành chính; hỗ trợ, tư vấn pháp lý cho người dân có nhu cầu; hỗ trợ thành lập các hợp tác xã nông nghiệp, quy hoạch lại sản xuất; tư vấn về mô hình sản xuất tôm - lúa nước mặn. Đội tri thức trẻ tình nguyện còn xây dựng các mô hình như mở lớp dạy ngoại ngữ miễn phí cho học sinh xã đảo; vận động các em trong độ tuổi đến trường; tặng tập, sách, dụng cụ học tập cho các em xã đảo, vùng biên giới...

Với sức trẻ của các chiến sĩ Đoàn Kinh tế quốc phòng 915 tham gia xây dựng, bộ mặt nông thôn ở vùng biên giới dần chuyển biến. Các chiến sĩ đã tham gia làm 6 km đường Kênh Nông Trường thuộc xã Vĩnh Điều; gần 2 km đường Nha Sáp; 3,5 km đường HN2; 0,5 km đường Hà Giang... trị giá hàng chục tỉ đồng.

tin liên quan

Nghĩa cử của lính biên phòng
Nuôi người già neo đơn; nuôi con của tội phạm đi tù để họ an tâm cải tạo; giúp đỡ học sinh nghèo được đến trường... là nghĩa cử của những người lính trẻ mang quân hàm xanh ở vùng biên giới xã Đăk Xú, H.Ngọc Hồi (Kon Tum) nhiều năm nay.
Thượng tá Nguyễn Duy Nhất, Phó trưởng phòng Chính trị Đoàn Kinh tế quốc phòng 915, cho biết thực hiện chính sách hậu phương quân đội, đơn vị đã nhận phụng dưỡng một mẹ VN anh hùng mỗi tháng 500.000 đồng và một thương binh nặng mỗi tháng 300.000 đồng đến suốt đời. Bên cạnh đó, còn thực hiện “hũ gạo quân dân”, mỗi ngày cán bộ, chiến sĩ trích ra một nắm gạo và trong gần 2 năm đã có trên 500 kg gạo được gửi đến các hộ nghèo trên địa bàn H.Giang Thành.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.