Để không thất nghiệp sau tốt nghiệp: Ngừng than vãn và bắt tay làm

18/07/2016 14:48 GMT+7

Từ một Kế toán viên tương lai, cả Trân cũng không tưởng tượng được mình sẽ trở thành một người thiết kế kiêm nhà tạo mẫu, cũng như chọn nghệ thuật là một phần cuộc sống của mình.

Ba làm cán bộ nhà nước ở Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Tú Trân (hay gọi là Na Trân) được định hướng trở thành một kế toán, trở về địa phương công tác theo ý muốn của gia đình. Ngay trong quá trình học Trung học, lại không xác định được ngành nghề yêu thích, Trân muốn theo ý của ba, đăng ký vào trung cấp kế toán.
Năng nổ trong thời gian còn trẻ, Na Trân đăng ký vào một cuộc thi tìm biểu tượng của game online và trở thành một trong các hot girl, người mẫu cho nhãn hàng game lúc đó.

tin liên quan

Bí kíp giúp bạn kiếm ra tiền trong khi thất nghiệp
Dù bạn đang thất nghiệp thì cũng đừng quá lo lắng. Với nhịp sống hiện đại, nhộn nhịp ngày nay, không quá khó để bắt đầu học và thành thạo những kỹ năng mới, từ đó tạo ra nguồn thu nhập tương đối ổn định.
Nếu thích gì, hãy làm điều đó. Đừng quá đặt nặng việc làm đúng ngành, đúng nghề đang học. Làm những điều mình thích trước đã.
Na Trân
Tận dụng lúc “tên tuổi đang nổi”, Trân mạnh dạn “đầu quân” vào một công ty bán hàng thời trang trực tuyến, đồng thời học thử việc từ những người đi trước về thiết kế và tạo mẫu.
Guồng công việc miệt mài tới mức, Trân quên hẳn nghề kế toán còn đang treo lủng lẳng trên đầu, âm thầm học cho đến khi tốt nghiệp, đồng thời bay nhảy ở các công ty, vừa học, vừa làm, vừa “sử dụng” tốt tên tuổi của mình đã gầy dựng.
Tiếp xúc với cô gái năng nổ, làm việc có tâm, luôn vui vẻ, khiến nhiều nhà tuyển dụng khó lòng từ chối và tin tưởng giao cho những việc quan trọng của công ty. Tất nhiên, đổi lại sự tin tưởng ấy là thái độ làm việc nghiêm túc, nhiệt tình, không than vãn hay viện lí do để từ chối việc được giao.
Để không thất nghiệp sau tốt nghiệp: Đừng than vãn và bắt tay làm những gì mình thích 2
Tiếp xúc với cô gái năng nổ, làm việc có tâm, luôn vui vẻ, khiến nhiều nhà tuyển dụng khó lòng từ chối và tin tưởng giao cho những việc quan trọng của công ty Ảnh: NVCC
Khi tấm bằng tốt nghiệp còn chưa được in xong, Trân đã trở thành một thiết kế, kiêm nhà tạo mẫu cho công ty thời trang công sở có tiếng tại Việt Nam. Chưa kể cô bạn trẻ này còn sở hữu quán café riêng tại Sài Gòn.
Khi hỏi về việc nhiều bạn trẻ rất lo sợ chuyện thất nghiệp sau tốt nghiệp, Na Trân cười, cho rằng mình không có bí quyết gì lớn lao, chỉ thử những gì mình thích và làm thật sự nghiêm túc.
Theo Trân, để xin việc khi đang còn trên ghế giảng đường cần những điểm sau:
Nhiều công ty không đòi hỏi nhiều về bằng cấp, họ cần kinh nghiệm cũng như khả năng thực thụ. Vì thế hãy xem việc đi làm trong quá trình học là tích góp kinh nghiệm, khi ra trường sẽ có được một hồ sơ hoành tráng.
Na Trân
1. Tạo cho mình một hồ sơ tốt, hình ảnh tích cực, bao gồm cả việc ít có những trạng thái tiêu cực trên mạng xã hội.
2. Nếu thích gì, hãy làm điều đó. Đừng quá đặt nặng việc làm đúng ngành, đúng nghề đang học. Làm những điều mình thích trước đã.
3. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy ưu điểm của mình và chia sẻ về những khúc mắc, điểm yếu của bản thân để có được công việc như ý cũng như được tạo điều kiện để rèn luyện bản thân trong quá trình thử việc.
4. Nhiều công ty hiện tại không đòi hỏi nhiều về bằng cấp, họ cần kinh nghiệm cũng như khả năng thực thụ. Vì thế hãy xem việc đi làm trong quá trình học là tích góp kinh nghiệm, khi ra trường sẽ có được một hồ sơ hoành tráng, không trống trơn như những người khác chỉ chăm chú cho việc học.
Bạn là sinh viên chuẩn bị ra trường hay đã tốt nghiệp? Bạn đã có việc làm hay đang tìm việc? Bạn đang loay hoay với những khó khăn gì? Bạn có những 'độc chiêu' xin việc muốn chia sẻ?
Hãy kể câu chuyện và kinh nghiệm của bạn với chúng tôi. Xin email về địa chỉ: cong.phan@thanhnien.vn với Tiêu đề: [GIỚI TRẺ] [KHÔNG THẤT NGHIỆP SAU TỐT NGHIỆP] Bài viết trong khoảng 500 - 800 chữ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.