Để giảm thiểu chứng ngất xỉu hàng loạt ở học sinh

05/04/2012 03:48 GMT+7

Hiện tượng rối loạn tâm thần hàng loạt (ngất xỉu, rối loạn phân ly) xuất hiện ngày càng nhiều, phần lớn xảy ra ở nữ sinh.

Hiện tượng rối loạn tâm thần hàng loạt (ngất xỉu, rối loạn phân ly) xuất hiện  ngày càng nhiều,  phần lớn xảy ra ở nữ sinh.

Thông thường hiện tượng ngất xỉu hàng loạt có các biểu hiện như: Bệnh nhân cười, khóc, gào thét, cảm xúc hỗn độn; Bệnh nhân cảm thấy người mềm yếu dần, từ từ ngã ra và thiêm thiếp, hai mắt nhấp nháy... 

Những đối tượng nhiều nguy cơ

Bệnh lý tâm thần của cá nhân đóng vai trò quan trọng trong việc xảy ra các cơn bộc phát bệnh. Nhiều nghiên cứu cho rằng các em gái dễ bị phân ly tập thể hơn. Phân ly thường xuất hiện ở các vùng ven ngoại ô thành phố, ở những em có điều kiện gia đình nghèo, có trình độ học vấn thấp và làm nông nghiệp. Các em thường là con đầu lòng, con út, hoặc con một trong gia đình và thường tự cho mình là trung tâm của gia đình, sự chịu đựng thất bại kém và kịch tính hóa.

Các nghiên cứu về phân ly tập thể cho thấy, đa phần các em ở trong tình trạng áp lực học tập, nhất là vào mùa thi, mùa nóng bức. Đây có thể là điều kiện thúc đẩy các cơn phân ly xuất hiện. Trong tình huống bị cô lập và bị sang chấn quá mạnh điều này có thể dẫn đến “lây nhiễm cảm xúc” và lan rộng các triệu chứng trong rối loạn phân ly tập thể.   

Điều trị và xử trí

Điều trị phân ly cần phải được các nhà tâm thần đánh giá chính xác bởi việc can thiệp sử dụng các liệu pháp tâm lý mang lại lợi ích cho bệnh nhân. Vì vậy chúng ta cũng không nên quá lo lắng, cường điệu hóa vấn đề. Cũng không nên làm các việc không cần thiết như: Báo công an đến canh giữ, điều tra; mời các ngành khoa học đến lấy mẫu xét nghiệm môi trường, nước, đất , không khí… tìm chất độc; cho cả trường nghỉ học; gọi phụ huynh tới ồn ào, náo loạn… Thay vì vậy  nên tìm cách trấn an các em; giảm stress, giảm tải học tập, thi cử; tổ chức cho các em vui chơi, giải trí càng sớm càng tốt; mời chuyên gia  tâm thần, tâm lý tới tư vấn, điều trị…

Thạc sĩ Lê Minh Công
(Phó trưởng khoa Tâm lý lâm sàng Bệnh viên Tâm thần trung ương 2)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.