Đánh thức sáng tạo

Hà Ánh
Hà Ánh
03/04/2018 08:13 GMT+7

Trước khi là người sáng tạo, phải có đam mê, tri thức và tinh thần ham học hỏi.

Theo PGS-TS Lê Thị Lý, giảng viên Trường ĐH Quốc tế, để luôn đổi mới và sáng tạo thành công, bạn trẻ cần giữ trong tim niềm đam mê học hỏi và ước mơ làm cho cuộc sống của mình và nhân loại tốt hơn.
Một người ngồi một chỗ thì sẽ không thể có ý tưởng mới. Thay vào đó cần phải tham gia nhiều hoạt động thực tế... Trong nghiên cứu ít ai có thể thành công ngay mà rất nhiều người phải mò mẫm nhiều ngày mới có thể thành công
PGS-TS LÊ THỊ LÝ
TS Lê Thị Lý cho rằng để sáng tạo thì phải đọc rất nhiều về những vấn đề mình quan tâm, từ tin tức đến sách vở, các tạp chí khoa học. Tuy nhiên, cái thiếu của giới trẻ VN hiện nay là văn hóa đọc. “Không chỉ tìm hiểu thông tin từ sách báo, người đó còn cần biết cách trao đổi với những người có kinh nghiệm hơn để có được những góp ý. Nếu không thì trong hành trình đi tìm cái mới, rất có thể mình sẽ đi làm những thứ không thể hoặc những thứ người khác đã làm rồi”, tiến sĩ Lý chia sẻ.
Tiến sĩ Lý nhấn mạnh: “Một người ngồi một chỗ thì sẽ không thể có ý tưởng mới. Thay vào đó cần phải tham gia nhiều hoạt động thực tế, với người làm nghiên cứu thì đó là hội thảo khoa học, luôn nắm bắt những thay đổi mới nhất của tri thức nhân loại về vấn đề đó và những kiến thức liên ngành xung quanh đó. Nhưng trong nhiều yếu tố cần thiết thì đam mê được xem là quyết định. Nhất là trong nghiên cứu, ít ai có thể thành công ngay mà rất nhiều người phải mò mẫm nhiều ngày mới có thể thành công”.
Một GS tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM nêu ý kiến: “Để sáng tạo, trước hết cần phải có kiến thức cơ bản tốt. Sau đó phải đọc thật nhiều, đọc xong thì học hỏi nhưng không lặp lại y nguyên mà phải tìm cách làm khác. Trong một lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu mỗi ngày có tới mấy chục bài báo chuyên ngành xuất hiện, phải đọc thật nhiều mới có ý tưởng được. Một người nghiên cứu mà vài tuần không đọc báo chuyên ngành là thấy đã bị lạc hậu”. GS này cũng cho rằng: “Quan trọng nhất là phải có đam mê. Làm nghiên cứu thì thành công ít, thất bại nhiều. Nếu không đam mê thì dễ bỏ cuộc giữa chừng, nói chi đến sáng tạo”.
Ở góc nhìn khác, thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho rằng để đánh thức được khả năng sáng tạo của con người, đặc biệt là người trẻ thì phải có kỹ năng về vấn đề này. Cụ thể là cần có tư duy phản biện, khả năng quan sát và đánh giá, phân tích, giải quyết vấn đề.
Theo thạc sĩ Sơn, để rèn luyện tư duy sáng tạo cần có quá trình rèn luyện lâu dài. Ngoài việc rèn luyện các kỹ năng trên cần có tính cởi mở, không ngại khó khăn, chịu dấn thân tìm hiểu và chấp nhận rủi ro trong khả năng chấp nhận được, có tính chủ động, có óc tưởng tượng và phải phá vỡ những nguyên tắc. Đáng lưu ý là mọi sự sáng tạo thường xuất phát từ những vấn đề của cuộc sống, nhất là những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Vì vậy, muốn phát triển tư duy sáng thì cần trải nghiệm thực tế, đi ra ngoài nhiều hơn.
“Để có khả năng tư duy sáng tạo thì một trong những nguyên lý tư duy cần có là áp dụng nguyên lý quả chanh (lemonade). Hiểu đơn giản là nếu bị ném quả chanh chua vào mặt, thay vì né nó thì hãy chụp lấy nó như một cơ hội để có được ly đá chanh ngon lành. Đây là nguyên lý đòn bẩy dự phòng, tức hãy tìm kiếm cơ hội trong những thất bại và thách thức, chớp lấy cơ hội để thành công”, thạc sĩ Sơn phân tích.
“Sáng tạo theo mình không chỉ dừng lại ở việc phát minh ra các sản phẩm công nghệ, kỹ thuật, mà còn nằm ở việc đổi mới cách thức, quy trình làm việc, phát triển những phương pháp học tập, rèn luyện mới”. Phạm Thị Phước Mai Trinh (Sinh viên Trường ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương)  “Việc người trẻ sáng tạo cần được khuyến khích và nên trở thành phong trào trong đoàn viên thanh niên một cách rộng rãi hơn và lâu dài hơn. Bản thân mình từ khi ở mái trường THPT cũng đã có những sản phẩm được xem là sáng tạo và tham gia nhiều cuộc thi, như găng tay thông minh dành cho người khiếm thị, hệ thống báo cháy qua internet... Việc mình đến với sáng tạo cũng xuất phát từ đam mê và động lực cuộc sống. Lê Ngô Duy Phong (Sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM)  “Mình nghĩ là bất cứ công việc nào cũng cần phải sáng tạo để trở nên thú vị hơn, mình sẽ thấy yêu thích hơn và như vậy hiệu quả cũng cao hơn nữa. Ai cũng có cách sáng tạo riêng cho mình, chỉ là họ có đang thể hiện ra hay không thôi. Nên mình nghĩ phải cùng tạo động lực để bạn trẻ thể hiện tính sáng tạo”. Trần Huỳnh Hồng Ngọc (Sinh viên Trường CĐ Phát thanh - Truyền hình TP.HCM)  “Việc người trẻ sáng tạo là điều cực kỳ quan trọng đối với đất nước chúng ta hiện nay. Điều gì là trọng tâm của một đất nước? Đó là con người. Vậy cùng với dòng chảy sáng tạo của con người trên toàn thế giới, người VN cũng phải sáng tạo để có thể bắt kịp các nước khác”. Hồ Nguyễn Anh Phong (Sinh viên Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM)
       
“Sáng tạo theo mình không chỉ dừng lại ở việc phát minh ra các sản phẩm công nghệ, kỹ thuật, mà còn nằm ở việc đổi mới cách thức, quy trình làm việc, phát triển những phương pháp học tập, rèn luyện mới”.
Phạm Thị Phước Mai Trinh (Sinh viên Trường ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương)
       
“Việc người trẻ sáng tạo cần được khuyến khích và nên trở thành phong trào trong đoàn viên thanh niên một cách rộng rãi hơn và lâu dài hơn. Bản thân mình từ khi ở mái trường THPT cũng đã có những sản phẩm được xem là sáng tạo và tham gia nhiều cuộc thi, như găng tay thông minh dành cho người khiếm thị, hệ thống báo cháy qua internet... Việc mình đến với sáng tạo cũng xuất phát từ đam mê và động lực cuộc sống.
Lê Ngô Duy Phong (Sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM)
       
“Mình nghĩ là bất cứ công việc nào cũng cần phải sáng tạo để trở nên thú vị hơn, mình sẽ thấy yêu thích hơn và như vậy hiệu quả cũng cao hơn nữa. Ai cũng có cách sáng tạo riêng cho mình, chỉ là họ có đang thể hiện ra hay không thôi. Nên mình nghĩ phải cùng tạo động lực để bạn trẻ thể hiện tính sáng tạo”.
Trần Huỳnh Hồng Ngọc (Sinh viên Trường CĐ Phát thanh - Truyền hình TP.HCM)
       
“Việc người trẻ sáng tạo là điều cực kỳ quan trọng đối với đất nước chúng ta hiện nay. Điều gì là trọng tâm của một đất nước? Đó là con người. Vậy cùng với dòng chảy sáng tạo của con người trên toàn thế giới, người VN cũng phải sáng tạo để có thể bắt kịp các nước khác”.
Hồ Nguyễn Anh Phong (Sinh viên Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.