Cư dân mạng bất ngờ chuyện công nhân 'lương 5 triệu, để dành 2 triệu'

19/04/2017 14:06 GMT+7

Nhiều bạn đọc cho rằng đủ hay thiếu là do mình, do năng lực quản lý tài chính bản thân. Thực tế có đầy những bạn trẻ lương chỉ 6 - 7 triệu, nhưng trên tay cầm điện thoại gần 20 triệu, đi xe máy 40 hay 50 triệu...

Đọc kỳ đầu tiên trong loại bài Người trẻ lương nhiêu mới sống được?, nhiều độc giả đã bày tỏ sự bất ngờ thú vị trước khả năng tính toán thu chi khá độc đáo của các công nhân làm lương 5 triệu vẫn để dành được 2 triệu mỗi tháng.
Bạn Chí Tâm (ở TP.HCM) tâm sự: "Đời công nhân khổ lắm, những ai từng trải sẽ hiểu. Làm tháng dư 2 triệu, mỗi năm dư 24 triệu là tiết kiệm dữ lắm đó, nhưng hỏi bao nhiêu năm mới mua nổi căn nhà. Một câu hỏi muôn thuở".
Bài toán thu chi thú vị của các công nhân trong bài viết khiến nhiều bạn đọc bất ngờ, thậm chí cảm phục. Độc giả Thanh Tùng viết: "Rất nể với cách chi tiêu của chị Thủy". Chị Thủy là công nhân, được đề cập trong bài viết trên, đã đưa ra "nguyên tắc vàng" trong chi tiêu thế này: “Tính ra thì mỗi ngày tui chỉ ăn 2 bữa chính, tiền chợ búa, gia vị, gas…nhiều nhất là 40.000 đồng/ngày. Ví dụ nay ăn thịt, cá thì mai chuyển sang ăn rau, đậu… Lỡ ngày nào ăn hơi lố 40.000 đồng thì hôm sau lại ăn ít một chút để bù vào số tiền vượt mức hôm qua”.
Nhiều công nhân thu nhập không cao nhưng vẫn dành dụm tiền đều đặn hàng tháng Ảnh minh họa: Lưu Trân
Có người còn ngỡ cách chi tiêu đó thuộc loại "đời sống giả tưởng", thu nhập 5 triệu mà còn dư mỗi tháng 1-2 triệu là quá hay! "Như tui lương hưu 4 triệu, 67 tuổi ít ăn, nhà cửa có sẵn, sống tự thân tự lo...! Thế mà tiền
Vợ chồng tôi thu nhập hơn 30 triệu tháng vẫn giữ cách chi tiêu tiết kiệm như hồi khó khăn nên đã làm được nhà khang trang, mua được ô tô để đi lại và nuôi hai con ăn học đàng hoàng
Một bạn đọc chia sẻ
điện, internet, gạo, nước mắm, bột ngọt... hằng tháng phải chi "cố định" 1,5 triệu! Còn lại 2,5 triệu chi tiền thực phẩm (vùng nông thôn), cà phê pha uống tại nhà, thế mà vẫn còn thiếu...", một cư dân mạng chia sẻ.
Anh Tuấn ở Nghệ An bày tỏ sự đồng cảm của mình với lối sống tiết kiệm của công nhân: "Cách chi tiêu hợp lý như vậy chính là để dành cho những lúc khó khăn và lo cho tương lai. Thu nhập thì tôi hơn các bạn, vợ chồng tôi giờ có thu nhập hơn 30 triệu tháng nhưng vẫn giữ cách chi tiêu tiết kiệm như hồi khó khăn nên đã làm được nhà khang trang, mua được xe ô tô để đi lại và nuôi hai con ăn học đàng hoàng. Nói vậy để biết rằng mình là người lao động chân chính thu nhập từ mồ hôi nước mắt nên việc chi tiêu cũng cần có kế hoạch, căn cơ tiết kiệm. Tôi quan niệm làm gì, thu nhập bao nhiêu không quan trọng bằng việc sau khi trừ phần chi tiêu hợp lý sẽ tiết kiệm để dành được bao nhiêu, còn chi tiêu thì mấy cũng hết".
Bạn đọc khác đồng tình: "Tôi rất tâm đắc câu nói của 1 người, đại loại là chỉ cần bạn đặt nhu cầu hưởng thụ và kỳ vọng xuống một chút, thì cuộc sống bạn sẽ dễ chịu hơn nhiều. Công nhân lương 4 - 5 triệu/tháng đôi khi thấy thoải mái , dư dả hơn thanh niên trẻ lương 10 triệu. Đấy là sự thật. Đủ, thiếu là do mình, do năng lực quản lý tài chính bản thân. Xung quanh tôi đầy những bạn trẻ lương chỉ 6 - 7 triệu, nhưng trên tay cầm điện thoại gần 20 triệu, đi xe máy 40 hay 50 triệu. Sẵn sàng bỏ trăm nghìn cho buổi tối ăn nhậu với bạn bè, uống ly cafe 50 thậm chí đến 100 nghìn, rồi cuối tháng than thiếu tiền???".
Bữa cơm của công nhân giữa thời thóc cao gạo kém Ảnh: Lưu Trân
Bầu chọn
Thu nhập bao nhiêu là đủ sống ở TP.HCM?

Nhìn những công nhân lương 5 triệu vẫn để dành 2 triệu hằng tháng, có người đã gửi bình luận và than rằng: Tôi sống ở trung tâm Hà Nội, chi phí đắt đỏ hơn Sài Gòn, thu nhập trung bình 20.000.000 đồng/tháng vẫn không đủ chi.
Bạn đọc tên Huyền phân tích: "Hãy nhớ, người có gia đình và người chưa có gia đình chi khác nhau. Bài báo này cũng rất hay vì cho các anh chị chưa lập gia đình cách chi tiêu hợp lý, tiết kiệm. Tuy nhiên nếu có gia đình, có con thì là chuyện khác. Hiện tại cầm 100.000 đồng ra chợ mua lòng vòng là sạch. Nào tiền nhà, tiền sữa cho con, tiền học, tiền ăn, chi phí sinh hoạt hàng tháng, đám tiệc, lặt vặt....ôi...cơm áo gạo tiền..."
Một số độc giả khác cho rằng vì hoàn cảnh nên nhiều người phải chấp nhận sống dè sẻn, dù thiếu trước hụt sau vẫn cố tồn tại để bám trụ ở thành phố. "Không phủ nhận rằng "trong cái khó nó ló cái khôn", cơ mà theo như bài báo thì đó chỉ đơn cử là một vài cá nhân trong bộ phận công nhân. Đành rằng "sẽ sống được" nhưng liệu cuộc sống đó có đảm bảo. Rồi còn chưa kể vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng các sản phẩm mà họ mua và dùng... Nên có những phân tích nhìn lên, theo kiểu hướng con người ta đến các kỹ năng cần thiết để có thể phát triển, hơn là cách nói "nhìn xuống" kiểu "nhìn kìa, họ làm lương vài triệu đồng mà vẫn tiết kiệm được, vẫn sống dư dả được kìa...", một bạn đọc viết bình luận khá thú vị.
Loạt bài này vẫn còn các kỳ thú vị phía trước. Bạn đọc có thể theo dõi và tiếp tục tham gia tranh luận.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.