Có nên xây phòng vệ sinh trung tính cho người chuyển giới?

01/12/2015 15:09 GMT+7

Nhiều độc giả đã đặt vấn đề như trên, sau khi bài báo Nỗi lòng người chuyển giới: Từng “nín nhịn” hoặc bị đuổi khỏi… nhà vệ sinh! được đăng tải trên Thanh Niên Online .

Nhiều độc giả đã đặt vấn đề như trên, sau khi bài báo Nỗi lòng người chuyển giới: Từng “nín nhịn” hoặc bị đuổi khỏi… nhà vệ sinh! được đăng tải trên Thanh Niên Online.

Một nhà vệ sinh trung tính ở nước ngoài - Ảnh minh họa: Chụp màn hình trang west-info.euMột nhà vệ sinh trung tính ở nước ngoài - Ảnh minh họa: Chụp màn hình trang west-info.eu
Theo đó, bạn đọc nêu vấn đề là có nên xây phòng vệ sinh trung tính (gender-neutral/unisex restroom) cho người chuyển giới và cho những ai có nhu cầu, để đáp ứng quyền chính đáng và cơ bản của con người hay không?
Cụ thể, đề cập vấn đề này, Alex Trương (25 tuổi, nhân viên làm trong ngành truyền thông tại TP.HCM) - là một người chuyển giới từ nữ sang nam - tâm tư: “Chuyện nhà vệ sinh không hề là chuyện nhỏ với người chuyển giới chúng tôi. Bởi lẽ về mặt sinh lý, nhiều khi chúng tôi phải nín nhịn thường xuyên thì rất có hại sức khỏe”.
Sau khi bài báo nói trên đăng tải , Alex Trương đã viết trên trang Facebook của mình: “Cảm ơn tác giả đã đề cập đến vấn đề khá cấp bách cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng nhưng ít được nói đến của người chuyển giới là nhà vệ sinh. Vậy, có nên thử nghiệm nhà vệ sinh trung tính ở trường đại học hay nơi công sở như xu hướng ở các nước phát triển không nhỉ? Liệu áp dụng ở Việt Nam có phù hợp chăng?”.
Chia sẻ thêm với PV, Alex Trương giải thích: “Nhà vệ sinh công cộng từ trước đến nay không bao giờ lạ chuyện đơn giản với các bạn chuyển giới. Bản dạng giới (cảm nhận về giới tính) không trùng với giới tính sinh học khiến các bạn không thoải mái khi dùng nhà vệ sinh theo giới tính sinh học của mình. Khó khăn lớn hơn nữa là khi vào nhà vệ sinh theo giới tính mong muốn, các bạn bị dèm pha, xúc phạm, xua đuổi hay thậm chí bạo hành”.
“Do đó, một giải pháp đang ngày một lan rộng ở Mỹ và châu Âu, đặc biệt trong khuôn viên trường học, là nhà vệ sinh trung tính chung cho tất cả mọi người không phân biệt giới tính. Ở các nước trên, đề tài này đang trở thành tâm điểm cho những tranh luận sôi nổi trong xã hội với nhiều ý kiến ủng hộ và phản đối từ cả hai phía”, Alex cho hay.
Alex Trương dẫn chứng: “Những người ủng hộ cho rằng nhà vệ sinh trung tính đảm bảo công bằng cho tất cả mọi người: Ai cũng có quyền được sử dụng nhà vệ sinh công cộng một cách an toàn và thoải mái. Hơn nữa, người bố có con gái nhỏ hoặc mẹ có con trai nhỏ vẫn có thể dìu con vào nhà vệ sinh mà không phải lo nhà vệ sinh khác giới tính.
Mọi người cùng nhau hô vang khẩu hiệu 'Tôi ủng hộ người chuyển giới' và 'Cảm ơn Quốc hội' - Ảnh: Vũ PhượngNhiều bạn trẻ cùng hô vang khẩu hiệu "Tôi ủng hộ người chuyển giới" và "Cảm ơn Quốc hội" - 
trong ngày Quốc hội công nhận quyền chuyển đổi giới tính vừa qua - Ảnh: Vũ Phượng
Ngược lại, các ý kiến phản đối lại cho rằng nhà vệ sinh dùng chung cho nhiều giới sẽ làm tăng nguy cơ xâm hại tình dục. Đặc biệt, sự phản đối hướng nhiều đến người chuyển giới nữ, với cáo buộc rằng họ có thể sẽ xâm hại những phụ nữ khác. Đồng thời, phía phản đối cũng đưa ra quan ngại nhà vệ sinh như thế sẽ tạo cảm giác không thoải mái, bất an cho những người nam và nữ khi phải dùng chung nhà vệ sinh.
Mặc dù ở Việt Nam đề tài này vẫn chưa được nói đến nhiều, nhưng nhà vệ sinh công cộng vẫn luôn là rắc rối hàng ngày của các bạn chuyển giới. Nhưng giải pháp nào để hài hòa mong muốn của nhiều người và đảm bảo an toàn vẫn còn là một điều cần nhiều sự thảo luận.
Trở lại thực tế, Alex nêu ý kiến: “Về mặt lý thuyết, tôi hoàn toàn ủng hộ việc xây nhà vệ sinh trung tính. Nhưng ở Việt Nam, đôi khi tôi cũng sợ nguy cơ nam giới xâm hại phụ nữ trong nhà vệ sinh là có thật và cao. Nên nếu có đề xuất, tôi nghĩ trước hết chỉ nên thử nghiệm ở môi trường sư phạm hoặc nơi công sở mà thôi”.
Trước đó, trong bài báo Nỗi lòng người chuyển giới: Từng “nín nhịn” hoặc bị đuổi khỏi… nhà vệ sinh!, Alex Trương bộc bạch: “Khi mới bắt đầu sử dụng hoóc môn, em đã cắt tóc, bó ngực và mặc trang phục nam giới. Lúc ấy, em cũng tập dần cho mình đi nhà vệ sinh nam. Nhưng thật lòng mà nói khi đó em cũng sợ lắm chị ơi! Vì vậy, thường những khi nào không thể nhịn nổi thì em mới vào và thường em đi chung với bạn hoặc chọn nơi có nhà vệ sinh riêng biệt”.
Yuki, một người chuyển giới từ nam sang nữ đang sống tại quận Phú Nhuận (TP.HCM) cũng ngậm ngùi: “Tuy em chưa có điều kiện giải phẫu chuyển giới nhưng bề ngoài em đã là nữ hoàn toàn. Em mặc đồ nữ, để tóc dài, đi đứng yểu điệu… Vậy mà mỗi khi em vô nhà vệ sinh nữ, có mấy cô cứ dòm ngó, sợ em giả gái, vô đây làm những chuyện biến thái”.
Chúng tôi sẽ tiếp tục tổng hợp và ghi nhận các ý kiến phản hồi về vấn đề nhà vệ sinh trung tính này để chuyển tải đến bạn đọc.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.