Chưa giỏi ngoại ngữ vẫn 'săn' được học bổng

21/09/2015 09:59 GMT+7

(TNO) Khi nhắc đến 'bí quyết' nhận được học bổng 3 trường đại học của Pháp, Nguyễn Vũ Hưng cho rằng đã thuyết phục hội đồng xét duyệt không phải bằng ngoại ngữ mà là chính khả năng nghiên cứu của mình.

(TNO) Khi nhắc đến 'bí quyết' nhận được học bổng 3 trường đại học của Pháp, Nguyễn Vũ Hưng cho rằng đã thuyết phục hội đồng xét duyệt không phải bằng ngoại ngữ mà là chính khả năng nghiên cứu của mình.

Nguyễn Vũ HưngNguyễn Vũ Hưng

Xuất phát từ đam mê nghiên cứu
Khi nhắc đến "bí quyết" nhận được học bổng 3 trường đại học của Pháp, Hưng cho rằng mình đã thuyết phục hội đồng không phải bằng ngoại ngữ mà là chính khả năng nghiên cứu của mình. Tại thời điểm nộp hồ sơ, Vũ Hưng đã có 10 công trình nghiên cứu được đánh giá bởi hội đồng giáo sư Đại học Sorbonne (Pháp) về lĩnh vực văn học và ngôn ngữ, thế nhưng, lúc này anh chàng chưa giỏi và thành thạo tiếng Pháp. 
Theo Hưng, kinh nghiệm để "săn" được học bổng Pháp mà chưa giỏi tiếng Pháp chính là làm giàu lý lịch khoa học của mình. Để có được điều đó, các bạn sinh viên có thể tham gia các cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học, viết bài tham luận các hội thảo khoa học cũng như đọc nhiều nghiên cứu phân tích khoa học. Nếu hoạt động ngoại khóa là lợi thế của những ai học ứng dụng, thì thành tích nghiên cứu chính là “điểm cộng” của những ứng viên săn học bổng nghiên cứu hoặc học bổng Chính phủ Pháp.
Bên cạnh niềm đam mê nghiên cứu, Hưng cho biết việc thông thạo nhiều ngoại ngữ sẽ là lợi thế lớn trong quá trình "săn" học bổng và du học. “Mỗi học bổng có tiêu chí khác nhau, chẳng hạn học bổng Eiffel chỉ cần đảm bảo của trường tiếp nhận về khả năng ngoại ngữ ứng viên đủ để theo học, không quan tâm đó là ngoại ngữ nào. Tuy nhiên, trong đời sống khoa học, dù chương trình đào tạo của bạn bằng tiếng gì thì việc thông thạo nhiều ngoại ngữ là rất quan trọng”, Hưng chia sẻ.
Giỏi tiếng Anh vẫn “săn” được học bổng PhápVũ Hưng tại Pháp
Chủ động học
Hiện tại, Hưng là giám khảo kỳ thi DELF International của Bộ Giáo dục Pháp về đánh giá ngoại ngữ của sinh viên Việt Nam. Anh chàng cũng quyết định chia sẻ kinh nghiệm thi tiếng Pháp của mình: “Để giỏi được ngoại ngữ, bạn cần tính chủ động và thay đổi chính mình. Và sự chủ động đến từ việc các bạn sinh viên tự tìm nhóm bạn cùng học, tự mày mò các trang dạy ngoại ngữ miễn phí để học. Ít nhất hãy dành ra 2 tiếng mỗi ngày với ngoại ngữ thì bạn sẽ dần làm quen và tìm được động lực theo đuổi ngoại ngữ”.
Theo Hưng, nhược điểm của các bạn sinh viên Việt Nam thường chú trọng vào luyện thi lấy bằng chứ không phải nâng cao kỹ năng. Để có kỹ năng, các bạn cần hình thành phản xạ, ví dụ nghe một câu hói tiếng Anh (hoặc tiếng Pháp) thì ngoại trừ việc trả lời các bạn còn phải diễn giải, hỏi ngược lại và có sự tương tác mới gọi là giao tiếp. Kinh nghiệm là các bạn nên nghe nhiều những đoạn hội thoại từ phim, đọc truyện hay xem bản tin thời sự, truyền hình thực tế.
Khi nhắc đến việc chủ động tìm kiếm học bổng, chàng giảng viên 28 tuổi cho rằng: Để có được học bổng, thời gian chuẩn bị ít nhất phải là 12 tháng trước đó từ giấy tờ đến mọi thứ. Bộ hồ sơ nên nêu các thế mạnh của ứng viên như: thành tích học tập, khả năng nghiên cứu, khả năng ngoại ngữ, hoạt động ngoại khóa...
Nguyễn Vũ Hưng
- Giảng viên Văn học Pháp tại Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, Đại học Quốc Gia TP.HCM (2009-nay)
- Giám khảo DELF International, Bộ Giáo dục CH Pháp (2013-nay)
- Cựu sinh viên Paris-Sorbonne, CH Pháp (học bổng toàn phần)
- Cựu sinh viên ĐH Rouen, CH Pháp
- Cựu thực tập sinh tại Centre National du Livre, Paris (học bổng toàn phần)
- Lĩnh vực nghiên cứu: Văn học và tư tưởng đương đại, Văn học và các môn nghệ thuật (thị giác, âm nhạc, điện ảnh), Dịch thuật văn học
- Liên lạc: 01.nguyenvuhung@gmail.com
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.