7 biểu hiện thường thấy ở những vị sếp thiếu kỹ năng

02/05/2016 20:10 GMT+7

Một vị sếp bảo thủ, thiếu kỹ năng sẽ trở thành 'lực hút ngược' kéo chất lượng lao động của cả tập thể đi xuống, mặt khác khiến môi trường làm việc trở nên ngột ngạt, khó chịu.

Tạp chí Time chỉ ra 7 biểu hiện thường thấy của người làm sếp thiếu kỹ năng.
Đòi hỏi quá cao
Không nhân viên nào có thể mãi duy trì phong độ làm việc ở mức độ cao nhất, và lãnh đạo tốt là người thấu hiểu, thông cảm với thực tế này. Bị sếp liên tục khiển trách, yêu cầu quá mức dễ khiến bạn tự ti, mất lòng tin vào bản thân, từ đó dẫn đến năng suất lao động giảm sút.
Do đó, nếu không may gặp phải lãnh đạo luôn đặt ra những mục tiêu “trên trời” hoặc chỉ biết đòi hỏi chất lượng công việc theo mong muốn cá nhân mà không quan tâm đến tình trạng thể chất, tinh thần của nhân viên, thậm chí chẳng bao giờ buông lời khen ngợi, động viên, bạn nên nghiêm túc cân nhắc lại về lựa chọn phát triển sự nghiệp.
Không bao giờ thừa nhận khuyết điểm
Thái độ luôn cho rằng bản thân là đúng trong tất cả mọi chuyện của các sếp, từ chiến lược kinh doanh đến hiểu biết thông thường về xã hội, sẽ “bắn hạ” tinh thần cầu tiến, quyết tâm cũng như ý thức sáng tạo ở nhân viên. Nên nhớ rằng, tất cả chúng ta không có ai hoàn mỹ.
Người sếp tốt luôn biết cách thừa nhận khuyết điểm; sẵn sàng lắng nghe, áp dụng các sáng kiến thu thập được từ hoạt động tập thể, không tranh giành công trạng về cho bản thân.
Đừng là những vị sếp chỉ biết chỉ trích, đòi hỏi ở nhân viên - Ảnh: Shutterstock
Thiếu sự hướng dẫn dành cho nhân viên
Những vị sếp tồi thường khiến nhân viên rơi vào tình trạng mù mờ, mất phương hướng vì không chỉ dẫn họ cách đặt ra các mục tiêu cá nhân cụ thể, phương pháp hoạt động sao cho hiệu quả, từ đó dẫn đến chất lượng công việc chung hiếm khi đạt được như mong đợi.
Bảo thủ
Khi được cấp dưới báo cáo về những ý tưởng, phương hướng phát triển mới mẻ, độc đáo, thậm chí có phần lạ lùng, các vị sếp tồi không thèm dành thời gian cân nhắc mà nhanh chóng bác bỏ chúng vì tâm lý bảo thủ, sợ thất bại.
Trong thời đại công nghệ phát triển vũ bão dẫn đến yêu cầu con người phải thích nghi, thay đổi nhanh chóng như hiện nay, thái độ bảo thủ, ngại ngùng sẽ trở thành “lực hút ngược” hủy diệt sự sáng tạo, kéo chất lượng lao động của cả tập thể đi xuống.

5 điều khiến bạn không ‘sợ’ sếp của mình

Một nghiên cứu được tiến hành bởi Hiệp hội tâm lý Mỹ (American Psychological Association) cho thấy, hơn 50% trong số chúng ta kiểm tra email công việc ngoài giờ làm việc chính thức, kể cả cuối tuần, khi nghỉ phép và thậm chí khi đang bị bệnh.
Thất hứa
Nhân viên chắc chắn sẽ cảm thấy bị coi thường, mất lòng tin khi phải làm việc dưới quyền các vị sếp luôn thất hứa, nói một đàng làm một nẻo. Do đó, càng về sau, họ không còn lắng nghe và toàn tâm toàn ý thực hiện theo các phát ngôn, hướng dẫn của sếp nữa.
Không biết lắng nghe
Những vị sếp không biết lắng nghe, chia sẻ với nhân viên những vấn đề, thắc mắc từ nhỏ nhặt đến lớn lao trong công việc sẽ khiến cấp dưới cảm thấy bế tắc, ngột ngạt, mất phương hướng.
Giao tiếp kém
Dù thế nào đi chăng nữa, một vị sếp ngại trao đổi với mọi người hoặc có kỹ năng giao tiếp, trình bày kém thì không thể chấp nhận được. Khuyết điểm này sẽ khiến nhân viên không hiểu, hoặc tệ hơn là hiểu sai, quan điểm, mong muốn, dự định của người lãnh đạo, ảnh hưởng đến công việc tập thể.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.