19 dấu hiệu cho thấy sếp không quan tâm bạn

22/03/2016 13:30 GMT+7

Không bao giờ được khen ngợi khi làm tốt công việc, nhưng khi mắc một lỗi dù nhỏ nhất, bạn tức khắc nhận ngay một email (cho có vẻ nghiêm trọng) hoặc thậm chí bị mời lên văn phòng...

Không bao giờ được khen ngợi khi làm tốt công việc, nhưng khi mắc một lỗi dù nhỏ nhất, bạn tức khắc nhận ngay một email (cho có vẻ nghiêm trọng) hoặc thậm chí bị mời lên văn phòng...

Bạn trẻ rất cần tìm hiểu những vấn đề khi bắt đầu bước chân vào môi trường làm việc chuyên nghiệp - Ảnh: BloombergBạn trẻ rất cần tìm hiểu những vấn đề khi bắt đầu bước chân vào môi trường làm việc chuyên nghiệp - Ảnh: Bloomberg

“Con người đi làm không phải chỉ vì lương bổng. Họ muốn nhìn thấy những đóng góp của mình tạo ra sự khác biệt. Nếu người sử dụng lao động quan tâm tới sự phát triển lâu dài và niềm hạnh phúc của bạn, bạn sẽ cảm nhận điều gì đó lớn hơn so với tiền lương và mục đích làm việc”, Business Insider hôm 14.3 dẫn lời Lynn Taylor, một chuyên gia về công sở và là tác giả cuốn Chế ngự nhà độc tài trong văn phòng bạn: Làm thế nào để kiểm soát được hành vi trẻ con của sếp và phát triển sự nghiệp của bạn.

Lynn Taylor cùng Michael Kerr, một diễn giả quốc tế về kinh doanh và tác giả cuốn Lợi thế của hài hước, đồng ý rằng một trong những nhân tố quan trọng nhất để thành công là đánh giá, ứng xử đúng mực với nhân viên, tạo sự hạnh phúc cho nhân viên.

Theo đó, có 19 dấu hiệu sau đây cho thấy nhà quản lý đã không còn đánh giá cao nhân viên của họ:

Sếp của bạn không còn hỗ trợ, hướng dẫn hay phản hồi nữa

Trong khi bạn vẫn đang làm việc để hướng tới mục tiêu của mình, việc cấp trên không còn hỗ trợ, hướng dẫn hay phản hồi sẽ là dấu hiệu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự nghiệp bạn, theo Michael Kerr.

Còn theo Taylor, nếu các sếp chỉ quan tâm đặc biệt tới khía cạnh thành công chiến lược (mà bạn chỉ là một mắc xích), trong khi ít để ý tới nỗ lực, sự khó khăn hay các kỹ năng của bạn, đó là điềm xấu. Tất nhiên chuyện sẽ nguy hiểm hơn nữa nếu sếp của bạn ứng xử tích cực với người khác, ngoại trừ bạn.

Không được đền đáp xứng đáng

Cả về tình cảm lẫn tiền bạc, nếu sự đền đáp không tương xứng với công sức bạn bỏ ra, đó chính là tín hiệu rõ ràng nhất từ sếp: Hãy đi tìm một công việc khác đi.

Bị ngó lơ về sự thăng tiến

Nếu bạn đang làm rất tốt công việc của mình, tốt hơn nhiều so với đồng nghiệp, nhưng ai đó được đề bạt vào đúng vị trí đáng ra thuộc về bạn, thì đây là tín hiệu rõ ràng rồi.

Sự công bằng rất quan trọng trong một tổ chức, công ty. Nếu không được đối xử công bằng, đó chính là tín hiệu tồi tệ nhất - Ảnh: Bloomberg

Không được hỏi ý kiến

Michael Kerr khẳng định nếu không ai còn mong đợi gì tới ý kiến hay quan điểm của bạn về công việc chung, đích thị họ chẳng màng tới bạn nữa.

Không được đáp ứng yêu cầu

Một công ty không quan tâm tới việc bạn làm, sẽ là nơi không đáp ứng mọi yêu cầu về nhân sự, giúp đỡ hay những công cụ bạn cần để làm tốt phần việc của mình. Taylor còn cho rằng nhiều công ty sẽ đưa ra tín hiệu xấu bằng cách gây khó dễ cho bạn bằng những lời hứa suông, hoặc khiến mọi thứ không đúng với mục tiêu bạn hướng tới.

Sự thiếu tin tưởng dai dẳng

“Lấy ví dụ, nếu sếp của bạn quan tâm hơn tới cuốn sổ chấm công để chứng minh sự vắng mặt của bạn, thay vì hỏi thăm tình hình sức khỏe hay những gì ông ta có thể làm cho bạn, đó chính là dấu hiệu họ xem bạn là một món hàng không hơn”, Michael Kerr khẳng định.

Không được thủ vai chính trong dự án

Bạn đang là người nắm quyền cao nhất một dự án, nhưng đột nhiên không còn giữ vai trò chủ đạo nữa, đó không phải tín hiệu tốt.

Khi bạn bị gạt ra khỏi vai trò chính trong dự án vốn thuộc về mình, lúc đó chỉ có việc ngồi chơi xơi nước - Ảnh: Bloomberg

Sếp ức hiếp bạn

“Khi họ sử dụng chiến thuật áp bức hoặc đưa ra tối hậu thư, thì bạn gặp rắc rối to. Bất kỳ sự đe dọa hay lối hành xử thị uy khiến cảm giác của bạn tồi tệ, phản ứng tồi tệ như vậy nghĩa là họ không còn xem bạn là con người nữa”, Kerr cho biết.

Bạn hiếm khi được nghe về kết quả

Khi bạn đang cống hiến cho một dự án nhưng khi nó hoàn thành, bạn không được báo cáo về kết quả, hoặc có cũng chỉ là dạng tin rò rỉ, đó chính là tín hiệu cho thấy bạn không phải là một phần của “bức tranh lớn”.

Họ không đề cập bạn vào bất kỳ quyết định nào

Có nghĩa là bạn hoàn toàn đứng ngoài cuộc chơi đấy.

Bạn là người cuối cùng nhận những thông tin quan trọng

Công ty của bạn đang thay đổi đường hướng thế nào? Họ đang có dự án lớn gì? Ai sẽ được thay thế? Nếu tất cả những thông tin quan trọng như thế đến với bạn muộn nhất, thì hãy yên tâm rằng không ai cần bạn ý kiến gì cả. Ngoài ra, nó sẽ tạo cảm giác tiêu cực cho bạn trong công việc, theo Taylor.

Sếp không hứng thú với cuộc sống riêng tư của bạn

Một số nhà quản lý có thiên hướng giữ mối quan hệ công việc một cách chuyên nghiệp và tránh đề cập tới cuộc sống riêng của nhân viên. Nhưng hãy khoan, nếu họ làm thế với bạn, trong khi hỏi han và cư xử thân mật với các đồng nghiệp khác, thì đó lại là tín hiệu xấu.

Những thông tin quan trọng của công ty mà bạn luôn là người sau cùng được biết thì nên xem lại - Ảnh: Bloomberg

Tốt không khen, xấu moi móc

Một tín hiệu lớn: Không bao giờ được khen ngợi khi làm tốt công việc - cỡ 99% như thế, nhưng khi mắc một lỗi dù nhỏ nhất, bạn tức khắc nhận ngay một email (cho có vẻ nghiêm trọng) hoặc thậm chí bị mời lên văn phòng làm việc.

Không ai muốn nhận sự giúp đỡ của bạn

Khi bạn nhận ra tín hiệu này đầu tiên, bạn ngay lập tức muốn cải thiện mọi thứ, muốn đóng góp nhiều hơn, làm tốt hơn, nhưng đáp lại là sự từ chối, thì mọi thứ sẽ vô cùng khó khăn. Cách tốt nhất là phải trao đổi trực diện vấn đề này, Lynn Taylor khuyên.

Không có sự cam kết

Bạn đang miệt mài lao động và “hãy cứ làm tốt công việc trước đã”, và quá lâu rồi bạn không được ai nói cho biết rồi mình sẽ đứng ở vị trí nào, điều đó thật khó chịu. Thực tế nhiều công ty mong đợi sự trung thành lâu dài của nhân viên, vì họ thiếu hụt tài chính, chưa sắp xếp được nhân sự, hoặc có điều gì đó khúc mắc, chắn chắn như vậy.

Muốn cân bằng cuộc sống nhưng không được

Khi bạn muốn được thay đổi lịch làm việc để cân bằng giữa cuộc sống và công việc nhưng bị từ chối, đây rõ ràng là tín hiệu cho thấy sếp không quan tâm tới bạn nữa. Họ sẽ buộc bạn chấp hành lịch làm việc, dù hiệu quả công việc của bạn tốt cỡ nào cũng không quan trọng.

Nếu sếp không còn muốn chỉ vẽ cho bạn, không quan tâm tới cuộc sống của bạn, không muốn đếm xỉa tới, hẳn ông ấy có dụng ý - Ảnh: Bloomberg

Nghỉ phép cũng không xong

Sếp của bạn có tôn trọng ngày cuối tuần của bạn, ngày nghỉ của bạn, thời gian bạn đi du lịch không? Nếu họ vẫn yêu cầu bạn làm việc ngay cả trong thời gian bạn tạm "off”, tức là họ cần bạn, nhưng cũng có nghĩa họ chẳng quan tâm tới đời sống của bạn, hoặc xem bạn là người đỡ đạn trong lúc không thể yêu cầu người khác làm thay điều đó.

“Người như anh có mà đầy”

Nếu họ liên tục nói với bạn rằng hãy cảnh giác mà làm việc cho tốt, vì vị trí của bạn nhiều người dòm ngó và thừa người có khả năng thay thế bất cứ lúc nào, chứng tỏ họ chỉ xem bạn là một món hàng.

Không níu giữ bạn

Khi bạn đưa tờ đơn xin nghỉ hoặc xin ý kiến về ý định chuyển công việc, họ ký giấy ngay không một chút lưỡng lự, bạn có thể tự hiểu.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.