10 loại trang phục không nên diện sau khi ra trường

19/03/2016 13:00 GMT+7

Trang phục khi đi làm hoặc dự tiệc của nam giới không đa dạng so với nữ giới, và càng cần phải khắt khe hơn sau khi họ chính thức rời ghế nhà trường.

Trang phục khi đi làm hoặc dự tiệc của nam giới không đa dạng so với nữ giới, và càng cần phải khắt khe hơn sau khi họ chính thức rời ghế nhà trường.

Sự đơn giản không bao giờ lỗi thời. Những chiếc áo tối giản của Mark Zuckerberg chứng tỏ điều đó - Ảnh: ReutersSự đơn giản không bao giờ lỗi thời. Những chiếc áo tối giản của Mark Zuckerberg chứng tỏ điều đó - Ảnh: Reuters

Trang phục luôn phải phù hợp với hoàn cảnh. Đối với lứa tuổi sinh viên mới ra trường, có thể nói đó là một cột mốc đặc biệt để thay đổi nhiều thứ nhằm bước vào một “cuộc sống thực tế”, theo Business Insider. Trong số những sự thay đổi, trang phục đóng vai trò quan trọng, vì nó tác động lớn đến ấn tượng đầu tiên của người đối diện dành cho bạn.

Nam sinh viên lại là đối tượng cần phải thay đổi đặc biệt. Từ một “cậu bé” mê trò mạo hiểm parkour, mê nhảy hip hop cho đến một viên chức hoặc doanh nhân, chắc chắn trang phục sẽ khác nhau rất nhiều. Business Insider chỉ ra ít nhất 10 loại trang phục nam giới cần loại bỏ ngay sau khi ra trường.

Giày mềm hoặc... dơ

Bạn thấy những đôi giày này trẻ trung? Quá trẻ trung để mang đi làm! - Ảnh: Reuters

Đôi giày mềm nhìn rất thời trang, dễ thương như những chàng trai Hàn Quốc. Đôi giày dơ chứng tỏ bạn năng động, không quá hình thức, thậm chí cá tính. Thế nhưng đó chỉ là những nhận xét ở lứa tuổi học đường. Nên lựa chọn những kiểu giày ngược lại: Cứng cáp, đứng đắn và đặc biệt phải sạch!

Giày dép cao su

“Bạn không còn tắm trong ký túc xá, nên đôi dép của bạn cũng nên phản ánh điều đó”, Business Insider hình tượng. Dép cao su sẽ không bao giờ khiến hình ảnh của bạn trông chững chạc, và có lẽ nó không thể thu hút người khác giới.

Áo “hoa lá hẹ”

Những chiếc áo này khá đẹp mắt, nhưng khó có thể là trang phục hằng ngày - Ảnh: Bloomberg

Có những sản phẩm chắc chắn khiến bạn đặt câu hỏi rằng tại sao nó lại có mặt trên thị trường, trong đó là những chiếc áo sơ mi hết sức lòe loẹt. Nó có thể dùng để đi biển, để trình diễn, còn lại thì đừng mặc.

Áo thun đầy hình và chữ

Những chiếc áo in chữ to, hình ảnh ấn tượng có vẻ thích hợp với thiếu niên hơn “người lớn”, nếu bạn ý thức được mình đã ra trường và đi tìm việc. Những chiếc áo này chỉ có thể mặc ngủ hoặc tập gym thôi.

Áo hội, áo nhóm

Bạn có một chiếc áo của nhóm bạn học cũ? Hãy mặc nó khi họp nhóm. Bạn có một chiếc áo in logo của một chiến dịch? Nên mặc trong chiến dịch thôi. Những chiếc áo này, có thể bạn không mất tiền mua, nhưng rõ ràng nó không thể là loại trang phục phù hợp hằng ngày.

Áo đồng phục

Bạn đã từng học tại Havard và có một chiếc áo thun mang logo Havard? Đáng tự hào. Nhưng sau khi ra trường, chẳng ai quan tâm tới việc đó lắm. Nếu có, họ sẽ bảo rằng bạn khoe mẽ mà thôi.

Một chiếc áo cổ động cho ứng viên tranh cử tổng thống Mỹ Donald Trump. Các loại áo theo chiến dịch như thế này rõ ràng chỉ nên mặc khi tham gia chiến dịch! - Ảnh: Reuters

Quần thể thao sờn rách

Trừ phi bạn vào sân chơi thể thao, bằng không đừng mặc những chiếc quần thể thao lưới cũ kỹ ra đường vì chắc hẳn không ai cảm thấy ấn tượng với nó.

Quần rộng thùng thình, lắm túi

Những chiếc quần lửng ống rộng, nhiều túi này thường đi cùng với phong cách mặc hơi trễ xuống dưới phần hông. Như thế, bạn trông như một kiện hàng di động, không thích hợp với những người trên 18 tuổi.

Bộ “pyjama”

Đến lớp với một bộ đồ vải mềm không phải điều gì quá kệch cỡm, đặc biệt nếu xét trong môi trường phương Tây. Thế nhưng khi đi làm, liệu điều đó có được chào đón?

Quần thun mềm

Quần thun mềm như thế này có vẻ không hợp với người đứng tuổi lắm - Ảnh: Bloomberg

Bạn vẫn thấy thanh thiếu niên mặc quần này ra đường, đặc biệt một số người có xu hướng “thời trang”. Thế nhưng không ít ý kiến nghĩ nó là loại quần... thể dục. Và có lẽ không phù hợp với một người trưởng thành là mấy.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.