Xoay xở 'bài toán' học sinh ngồi giãn cách 1,5 m

25/04/2020 08:49 GMT+7

Tách mỗi lớp ra làm hai, cho học sinh học theo ca, luân phiên giữa học trực tiếp trên trường và trực tuyến... là những dự định của các trường để đáp ứng được yêu cầu học sinh ngồi giãn cách 1,5 m .

Tuy nhiên đây chỉ là mặt lý thuyết, còn thực tế thực hiện đến đâu mới là vấn đề trước hướng dẫn của Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường đảm bảo khoảng cách chỗ ngồi giữa các học sinh (HS), sinh viên tối thiểu 1,5 m để phòng dịch Covid-19 trong thời gian HS trở lại trường.

Phải tách lớp, chia ca

Bà Vũ Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM), cho biết trước đây khi có ý định đón HS trở lại sau tết, trước tình hình dịch bệnh phức tạp, trường đã có kế hoạch tách một lớp ra hai phòng, rồi tăng cường thêm giáo viên đứng lớp.
Cụ thể, theo bà Dung, trường đã họp tổ trưởng các khối, các bộ môn để đưa ra phương án đảm bảo an toàn cho HS và giáo viên, trong đó việc nới lỏng chỗ ngồi trong lớp đều được mọi người tán thành. Do vậy, hiện tại, khi có thông báo HS quay trở lại sau ngày 3.5, trường đã sẵn sàng.
“Khi HS quay trở lại, chúng tôi đã có sẵn phương án kế hoạch trước đó, giờ chỉ việc thực hiện. Từ thời khóa biểu, phân lịch giám thị, giao tiết cho giáo viên..., trường đều đã làm xong”, bà Dung chia sẻ.

Mong Bộ GD-ĐT có hướng dẫn phù hợp

Sở GD-ĐT Thái Bình bắt đầu cho HS từ lớp 9 đến lớp 12 trở lại trường và chia thành 2 ca. Tuy nhiên, khoảng cách HS cũng chỉ tương đối chứ không thể đảm bảo 1,5 m như khuyến cáo.
Một số trường THCS hiện nay mới cho HS khối 9 đi học nên phòng học cũng như  giáo viên trống tiết dạy rất nhiều, do đó đang áp dụng chia 1 lớp trước đây ra thành 2 - 3 lớp. Tuy nhiên, trong thời gian tới, HS tất cả các khối lớp đi học lại thì điều này không thể thực hiện được nữa.
UBND tỉnh Bắc Giang cũng đã quyết định cho HS từ tiểu học trở lên đi học trở lại từ ngày 4.5. Tuy nhiên, ông Trần Tuấn Nam, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh này, chia sẻ việc thực hiện giãn cách HS 1,5 m là rất khó.
Phương án mà Sở GD-ĐT đang tính đến là giãn thời khóa biểu, dừng toàn bộ học 2 buổi/ngày để chia 2 ca học, 1 - 2 khối/buổi học. Bàn ghế trong lớp học sẽ được sắp xếp lại để giãn cách tối đa HS… “Chúng tôi mong Bộ GD-ĐT có hướng dẫn phù hợp, vẫn đảm bảo an toàn nhưng phải khả thi”, ông Nam nói.    
Tuệ Nguyễn
Cụ thể, một lớp sẽ tách thành 2 phòng. Giáo viên chính của bộ môn sẽ chạy qua chạy lại dạy hai bên, ngoài ra còn có thêm một giáo viên phụ để quản lý, hỗ trợ các em trong quá trình học. Việc tách lớp, chia ca sẽ khiến giáo viên vất vả hơn, phải tăng số tiết, số giờ dạy. Tuy nhiên, theo bà Dung, giáo viên trong trường vẫn sẵn sàng hỗ trợ theo phương án này để đảm bảo các em theo kịp được lịch học.
Bà Dung nêu ý kiến: “Nhưng kế hoạch này được xây dựng trên tinh thần là chỉ có HS lớp 12 đi học. Do vậy, tôi cũng hy vọng trong 1 - 2 tuần đầu thành phố sẽ cho HS cuối cấp đến trường để chúng tôi vừa áp dụng phương pháp giãn cách vừa điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, sau đó mới triển khai đồng loạt”.

2 buổi/ngày sẽ còn 1 buổi

Ông Trần Trọng Khiêm, Phó phòng Giáo dục Q.Tân Phú (TP.HCM), cho hay để đảm bảo yêu cầu về giãn cách, về mật độ tập trung thì trường dạy 2 buổi/ ngày sẽ hoạt động còn 1 buổi. Còn với những trường gặp áp lực về sĩ số, đang thực hiện một buổi thì giảm số buổi học trong tuần, ví dụ như một tuần học 3 buổi thay cho 6 buổi/tuần để có thêm phòng học… Thầy cô có thể ôn tập bổ sung trên lớp để thời gian ở nhà HS có định hướng, tự học.
Tương tự, ông Lưu Hồng Uyên, Trưởng phòng Giáo dục Q.6 (TP.HCM), cũng nói yêu cầu này gây áp lực đối với những quận, huyện, những trường gặp áp lực về sĩ số, cơ sở vật chất. Nhưng để đảm bảo an toàn cho HS, các trường phải cố gắng thực hiện. Như để đảm bảo khoảng cách giãn cách từ 1,5 m một lớp học có 45 HS phải cần thêm phòng học. Do vậy tại Q.6, phòng giáo dục đã tính đến phương án trường sẽ dạy một buổi, không tổ chức bán trú...

Kết hợp dạy trực tiếp và trực tuyến

Cũng theo bà Dung, khi cả khối 10 và 11 đều quay trở lại trường, trong thời gian đầu trường sẽ triển khai dạy song song giữa trực tuyến và trực tiếp để vừa đảm bảo điều động đủ giáo viên, vừa đảm bảo giữ khoảng cách an toàn cho cả giáo viên và HS.
Nếu tách đôi lớp ở tất cả các khối thì sẽ không đủ phòng học, nên buộc trường phải điều chỉnh theo phương án mỗi buổi chỉ cho một khối vào trường. Trong đó, sẽ ưu tiên HS lớp 12, có thể cho các em học tất cả các buổi sáng trong tuần, còn buổi chiều hai khối còn lại sẽ thay nhau.
“Thực ra thời gian đầu giáo viên, HS còn khá loay hoay với việc học trực tuyến, nhưng bây giờ đã quen hơn, thầy cô cũng có nhiều cách dạy sáng tạo, nên việc dạy xen kẽ giữa trực tuyến và trực tiếp vào các buổi trong những tuần đầu là phù hợp trong thời gian này, bớt được giờ lên lớp cho giáo viên, vừa kiểm soát được việc học của HS”, bà Dung chia sẻ thêm.

Nhiều trường ĐH y dược muốn có kỳ thi tuyển sinh chung

Chiều 24.4, Hội đồng hiệu trưởng các trường ĐH y dược đã tổ chức họp trực tuyến bàn về phương án tuyển sinh cho các trường đào tạo lĩnh vực khoa học sức khỏe. Cuộc họp do GS Tạ Thành Văn, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội, chủ trì với mục đích đại diện các trường hiến kế phương án tuyển sinh trong bối cảnh không có kỳ thi THPT quốc gia 2020.
Theo thông tin Thanh Niên có được, tại cuộc họp trực tuyến, nhiều trường bày tỏ mong muốn có một kỳ thi đánh giá năng lực chung để xét tuyển thí sinh vào các trường y dược. Tuy nhiên, nếu tổ chức kỳ thi chung, chỉ còn 2 tháng nữa để chuẩn bị, liệu các trường y dược có xoay xở kịp, trong khi các trường đang phải đảm nhận một nhiệm vụ rất quan trọng là cùng ngành y tế chống dịch Covid-19. Các trường chỉ có thể cùng nhau tổ chức một kỳ thi chung trong điều kiện được hỗ trợ từ các bộ, ngành liên quan, đặc biệt là từ Bộ GD-ĐT.
Vì thế, Hội đồng hiệu trưởng các trường ĐH y dược đã ủy quyền cho GS Tạ Thành Văn, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội, tổng hợp ý kiến, báo cáo với các bộ, ngành liên quan và với Chính phủ để xin ý kiến chỉ đạo. Sau đó, hội đồng này mới thảo luận tiếp để ra quyết định cuối cùng.  
 Quý Hiên

Mỗi lớp không quá 20 học sinh, chỉ học 1 buổi

Tương tự, ông Cao Đức Khoa, Hiệu trưởng Trường THCS Huỳnh Khương Ninh (Q.1, TP.HCM), cũng cho biết đã chuẩn bị rất kỹ các phương án để đón HS quay trở lại.
Với sĩ số mỗi lớp 35 em, ông Khoa cho biết sẽ tách lớp, mỗi lớp sẽ không quá 20 em hoặc tách đôi ra. Ví dụ, lớp 6.1 thì sẽ được chia thành hai lớp gồm 6.1A và 6.1B.
Theo ông Khoa, thời gian đầu, trường chỉ cho HS học một buổi, không bán trú, các khối sẽ thay phiên nhau. Trong lớp, HS sẽ ngồi cách xa nhau từ 1,5 m. Trường cũng quán triệt HS về tinh thần chống dịch, để giờ ra chơi đảm bảo các em vẫn giữ khoảng cách tối thiểu, không tụ tập.
“Hiện chúng tôi vẫn đang chờ chỉ đạo từ Sở GD-ĐT, nhưng trên tinh thần là nếu HS lớp 9 đi học trước thì chúng tôi sẽ thực hiện giãn cách cho khối này trước. Trong quá trình triển khai thực tế, nếu có gì khó khăn hoặc chưa phù hợp thì sẽ tiếp tục điều chỉnh sau. Việc dạy học như thế này thì giáo viên chắc chắn sẽ vất vả hơn, số tiết phải dạy nhiều hơn. Nhưng thầy cô cũng mong muốn HS quay trở lại trường vì các em đã nghỉ học hơn 3 tháng rồi”, ông Khoa nói.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.