Xếp hạng chất lượng trường học toàn cầu: Việt Nam đứng thứ 12

13/05/2015 11:39 GMT+7

(TNO) Việt Nam đứng thứ 12 trong bảng xếp hạng chất lượng trường học toàn cầu của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) dựa trên khả năng toán và khoa học của học sinh 15 tuổi.

(TNO) Việt Nam đứng thứ 12 trong bảng xếp hạng chất lượng trường học toàn cầu của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) dựa trên khả năng toán và khoa học của học sinh 15 tuổi.

 
Học sinh THPT tại TP.HCM - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Hãng truyền thông BBC hôm 12.5 dẫn lời Andreas Shleicher, Giám đốc giáo dục của OECD nói: “Đây là lần đầu tiên, chúng tôi có một bảng xếp hạng quy mô toàn cầu thực sự về chất lượng giáo dục”. Quy mô bảng đáng giá lần này được mở rộng ra 76 quốc gia và vùng lãnh thổ, tức khoảng 1/3 thế giới.
Đứng đầu là cả 5 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á, theo thự tự là Singapore, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật và Đài Loan.
Trong khi đó, kết quả từ cuối bảng trở lên bao gồm Ghana, Nam Phi, Honduras, Morocco và Oman.


Xếp hạng của OECD
1. Singapore
2. Hồng Kông
3. Hàn Quốc
4. Nhật
5. Đài Loan
6. Phần Lan
7. Estonia
8. Thụy Sĩ
9. Hà Lan
10. Canada
11. Ba Lan
12. Việt Nam

Trong bảng xếp hạng này, Úc đứng thứ 14, New Zealand thứ 17, Pháp thứ 23, Mỹ thứ 28, Thụy Điển thứ 35, Thái Lan thứ 47 và Malaysia thứ 52.
OECD đã xếp hạng dựa trên sự tổng hợp kết quả các kỳ thi quốc tế ở những khu vực khác nhau, dùng một tiêu chí chung cho cả các nước phát triển và đang phát triển. Các xếp hạng trước đây của OECD chủ yếu tập trung vào các nước phát triển.
Hãng truyền thông BBC nhận xét bảng xếp hạng một lần nữa cho thấy kết quả không tốt của Mỹ, bị xếp sau nhiều nước châu Âu và ngay cả Việt Nam. Nó cũng ghi nhận sự sa sút của giáo dục Thụy Điển, theo BBC.
Kết quả kể trên sẽ chính thức được báo cáo tại Diễn đàn giáo dục thế giới vào tuần tới tại Hàn Quốc.
Ông Shleicher nhận xét cải thiện chất lượng giáo dục sẽ giúp phát triển kinh tế về lâu về dài. Bảng đánh giá của OECD ước tính rằng nếu Ghana - nước xếp hạng cuối - trang bị đầy đủ kỹ năng cơ bản cho tất cả các thiếu niên 15 tuổi, GDP của nước này sẽ tăng đến 38 lần trong cuộc đời của các thiếu niên này.
Nhận xét về sự thành công của giáo dục châu Á, ông Shleicher nói: “Những nước này rất giỏi thu hút những giáo viên tài năng nhất cho những lớp học nhiều thử thách nhất, vì thế các học sinh được làm việc với những giáo viên xuất sắc”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.