TS Nguyễn Chí Hiếu: cần định nghĩa lại ‘nhân tài’

26/05/2021 08:30 GMT+7

Phụ huynh thường nghĩ “nhân tài" được thể hiện nhiều qua điểm số hay học trường chuyên. TS Nguyễn Chí Hiếu lại có quan điểm khác. Theo ông, để cá thể hóa giáo dục, tạo điều kiện phát triển cho từng bạn, cần tái định nghĩa “nhân tài”.

Thưa tiến sĩ, khái niệm “nhân tài” mà nhiều người đang hiểu liệu có gì chưa ổn?
TS Nguyễn Chí Hiếu: Xác định thế nào là nhân tài (hay tài năng ưu tú) vẫn còn khiến không chỉ phụ huynh Việt Nam mà cả phụ huynh ở các nước phát triển đang loay hoay. Theo các giáo sư nghiên cứu của Đại học Duke mà tôi đã có cơ hội trao đổi, không ít người làm giáo dục ở Mỹ vẫn đang luẩn quẩn, không biết định nghĩa thế nào. Con em chúng ta liệu có bị kìm chân trong hai chữ “nhân tài” bởi những thước đo đã quá hạn, bởi muôn vàn tạp âm của thị trường, thương mại? Có lẽ, đã đến lúc “nhân tài” nên được định nghĩa một cách sâu sắc và tròn trịa hơn.
Vậy theo ông, “nhân tài” nên được định nghĩa như thế nào?
Điều dễ nhận thấy ở một nhân tài là khả năng vượt trội, thể hiện qua hai nhóm khả năng. Đầu tiên là khả năng tổng quát, gồm lập luận ngôn ngữ và số học, độ lưu loát trong suy nghĩ và diễn đạt, tư duy trừu tượng, thu thập xử lý thông tin, thích nghi, điều chỉnh tư duy với những trường hợp ngoại lệ. Tiếp đến là khả năng chuyên biệt - năng lực kết hợp những khả năng tổng quát ở trên để giải quyết vấn đề cụ thể trong lĩnh vực theo đuổi.
Một nhân tài còn cần có sự cam kết với việc học. Đó là: sự yêu thích, đam mê; khả năng chịu đựng, nỗ lực theo đuổi đến cùng trong lĩnh vực mình học; đặt ra tiêu chuẩn cao cho bản thân, cởi mở với những lời nhận xét và học hỏi sự ưu tú của người khác.
Và một nhân tài không thể thiếu khả năng sáng tạo, đặc biệt trong kỷ nguyên sáng tạo, nơi mà máy móc và trí tuệ nhân tạo dần thay thế những thao tác, quy trình rập khuôn. Một học sinh có sáng tạo là luôn có những suy nghĩ, ý tưởng mới và độ mở trong tư duy với những trải nghiệm đa dạng.
Như vậy, có thể định nghĩa: Nhân tài là một người có khả năng vượt trội, có độ cam kết cao, đồng thời thể hiện sức sáng tạo dồi dào.
Trong hành trình giáo dục để trẻ trở thành nhân tài, phụ huynh và nhà trường đang gặp những rào cản nào?
Theo tôi, rào cản dễ nhận thấy là quan niệm “học để thi”, chứ không phải “học để biết, để làm, để kiến tạo”. Từ đó, mỗi đứa trẻ chỉ vùi đầu vào sách vở để “cày” điểm số, không được trau dồi năng lực tư duy, tính cách và các kĩ năng sống. Nên khi bước ra ngoài xã hội hoặc theo đuổi các cấp học cao hơn ở những môi trường quốc tế, các bạn thiếu bản lĩnh và không còn sự tò mò khám phá thế giới xung quanh. Bên cạnh đó, nó còn nằm ở việc một vài người giảng dạy đang như cỗ máy ì ạch, chưa chịu lăn bánh để lột xác và đột phá trong chuyên môn, khiến việc giúp học sinh “bắt kịp thời đại” ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Hiện ở Việt Nam, Trường Quốc tế Nam Mỹ (UTS) hoạt động với kim chỉ nam “tận tâm ươm dưỡng nhân tài”, là thành viên hội đồng chuyên môn tại đây, tiến sĩ có thể nói rõ hơn về điều này?
UTS quan niệm mỗi đứa trẻ đều sở hữu những tài năng mà nhà giáo dục tâm huyết cần quan sát, phát hiện và ươm dưỡng. Vai trò của mỗi một người làm giáo dục tại UTS là đồng hành cùng các con trên hành trình khai phá tiềm năng của bản thân. Tôi tin rằng, niềm yêu thích và động lực học tập tự nhiên của con trẻ là vô cùng quan trọng, thậm chí vượt ra cả những bài thi và điểm số. Bằng chương trình học được nghiên cứu kỹ lưỡng và tối ưu hóa tại UTS, trẻ không chỉ được tiếp thu những kiến thức và kỹ năng có giá trị nền tảng và lâu dài, mà còn được chơi, được chạy, được trải nghiệm qua đa dạng các hình thức hoạt động, thử thách, lớp học và môi trường. Những đứa trẻ được nuôi dưỡng cội rễ của việc học - tò mò, chủ động tìm hiểu, yêu thích việc học, tư duy sáng tạo - dù khởi đầu của các em như thế nào, thì trong hành trình học tập tại UTS các em cũng sẽ được phát triển và bộc lộ những tố chất của những “nhân tài” thực sự.
Và UTS đang đào tạo với khái niệm “mới” về nhân tài?
Hẳn nhiên là vậy. Những học sinh đang theo học tại UTS đều cảm nhận rõ điểm số không phải là mục tiêu tối thượng. Bên cạnh đó, các con cũng được định hướng rõ ràng về sự cống hiến - mang kiến thức, kỹ năng con học được vào góp phần nâng cao chất lượng của bản thân và cộng đồng, giải quyết những vấn đề thực tiễn và lan tỏa những giá trị nhân văn.
Với mục tiêu giáo dục này, không phải bạn đạt bao nhiêu điểm, mà “bạn là ai” mới là điều quan trọng. Trong quá trình được đào tạo, mỗi học sinh đều phát triển khả năng vượt trội theo hướng khác biệt, và đó mới chính là trái ngọt thật sự của giáo dục.
- Xin cảm ơn tiến sĩ về buổi trao đổi bổ ích này.
Trường Quốc tế Nam Mỹ UTS - Ngôi trường liên cấp hiện đại và ưu việt, cung cấp chương trình phổ thông song ngữ và quốc tế từ lớp 1 đến lớp 12.
Hotline: (028)71078887
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.