Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai 9.3.2021

08/03/2021 22:06 GMT+7

Tin tức giáo dục đặc biệt đáng quan tâm trên báo in Thanh Niên ngày mai 9.3.2021 gửi đến học sinh câu chuyện làm thế nào để thành công nếu chọn ngành học không đúng nhân mùa tuyển sinh sắp diễn ra.

Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai 9.3.2021 thông tin Bộ GD-ĐT một lần nữa đề xuất đưa dạy thêm vào danh mục kinh doanh có điều kiện; “Bức tranh” khái quát về những công bố quốc tế đầu tiên của các nhà khoa học nữ Việt Nam.

Lỡ chọn ngành sai, làm sao?

Nếu chọn đúng ngành học mình đam mê và quá trình học vẫn có sự yêu thích, ra trường làm đúng ngành nghề mình đã học thì quá tốt. Nhưng đâu phải ai cũng may mắn làm được điều đó.
Một học sinh vốn say mê môn toán và mơ ước được thành giảng viên dạy toán nhưng điểm thi không đủ để vào ngành sư pham toán-tin nên phải theo học nguyện vọng 2 là ngành quản lý đất đai- ngành do cha mẹ chọn. Sự lựa chọn không như mong muốn có làm cho cậu học sinh ngày nào thất bại trong hành trình nghề nghiệp sau này? Làm thế nào để tiếp tục theo đuổi đam mê?...
Câu chuyện chọn ngành học và nỗ lực kiên trì thực hiện ước mơ của mình từ một giảng viên đại học trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai sẽ có ích cho phụ huynh và học sinh giai đoạn hiện nay khi học sinh đang trong giai đoạn quyết định chọn ngành dự thi.

Ai là nhà khoa học nữ đầu tiên cộng bố công trình khoa học quốc tế?

Việt Nam bắt đầu có một đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học từ năm 1950. Trong số đó, có nhiều phụ nữ, họ là những ai?

Trước khi có những công bố quốc tế như của tến sĩ Lê Thị Lý (bìa phải), giảng viên Khoa Công nghệ sinh học Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM), trong lịch sử khoa học Việt Nam, những nhà nghiên cứu khoa học nữ nào góp phần khẳng định vị thế của khoa học Việt Nam trên thế giới?

NVCC

Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khi ra đời chưa có nền khoa học. Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô vào ngày 30.1.1950, nước bạn bắt đầu giúp đỡ Việt Nam hình thành, xây dựng và phát triển nền khoa học bằng cách tiếp nhận và đào tạo hàng loạt nhà khoa học. Những công trình nghiên cứu của họ được hoàn thành trong quá trình làm luận án tiến sĩ được đăng trên tạp chí của Viện hàn lâm khoa học Liên Xô, được các nhà khoa học “hậu sinh” xem là những công bố quốc tế đầu tiên của nền khoa học Việt Nam. Trong số này, có nhiều người thuộc “phái yếu” và có thể xem là những nhà khoa học nữ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập.
Nhân ngày quốc tế Phụ nữ 8.3, tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm những nhà khoa học nữ Việt Nam đầu tiên có công bố quốc tế sớm nhất.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.