Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai 9.10.2020

08/10/2020 22:18 GMT+7

Tin tức giáo dục đặc biệt đáng quan tâm trên Thanh Niên ngày mai 9.10.2020 đặt vấn đề tuyển sinh đại học như hiện nay là nhận con người hay điểm thi, từ đó có thể thay đổi cách thức tuyển sinh hay không?

Trên báo in Thanh Niên ngày mai 9.10.2020, trong tin tức giáo dục đặc biệt, còn phân tích cho thấy tiếng Việt trong sách giáo khoa lớp 1 là thứ tiếng Việt ngây ngô, lủng củng, lúng ta lúng túng như gà mắc tóc.

Điểm số cần nhưng không nên là tất cả trong xét tuyển đại học

Dư luận quan tâm học sinh Ngô Minh Hiếu quê Thanh Hóa, cõng bạn đến trường 10 năm, thiếu 0,25 điểm đỗ vào Trường ĐH Y khoa Hà Nội nhưng không được đặc cách. Từ câu chuyện này có thể đặt vấn đề về tiêu chí tuyển sinh vào đại học.
Trường ĐH Y Hà Nội, theo đúng quy chế, không xét các yếu tố khác ngoài điểm thi. Ở Mỹ và các nước khác trong trường hợp này sẽ giải quyết thế nào? Khi tuyển sinh vào đại học họ chú trọng vào điểm số hay con người?
Tuyển sinh đại học Mỹ khác nhiều so với đại học Việt Nam. Trường Mỹ tuyển sinh viên là “chọn lựa con người chứ không chọn điểm”. Chính vì thế hồ sơ đại học bao gồm nhiều yếu tố phản ảnh một cách tốt nhất và trung thực nhất về con người của sinh viên. Các yếu tố bao gồm: điểm học tại trường, điểm thi SAT-ACT, bài luận văn, thư đánh giá của hai giáo viên, trích dẫn hoạt động xã hội, thành tích trong việc học và sinh hoạt ngoại khóa.
Câu chuyện từ các nước cũng có thể là một góc nhìn khác cho tuyển sinh của Việt Nam trong tương lai. Điều này sẽ được tìm thấy qua loạt ý kiến, phân tích của các chuyên gia trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (9.10).

Sách giáo khoa tiếng Việt là thứ tiếng Việt ngọng nghịu?

Học sinh lớp 1 năm nay theo học chương trình, sách giáo khoa mới

Ngọc Dương

Những từ như “chuếnh choáng”, “trống huếch”, “khuếch khoác”, “nguều ngoào” trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 là các từ rất khó cho cả người lớn. Các câu như “Dê la cà ở bờ đê”, “Bờ đê có dế”, “Bờ đê có cả bê”, “Bê be be”, Gà có ngô”, “Bố mẹ có cà phê”, “Dì Kế giã giò”… không phải là tiếng Việt của người Việt nói.
Đây là một số ví dụ trong phần đầu các cuốn sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 theo chương trình mới. Đây không phải là loại tiếng Việt tự nhiên mà học sinh tiếp xúc ngoài đời. Thế nhưng đó là những gì diễn ra trong sách giáo khoa tiếng Việt hiện nay.
Bài phân tích trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai sẽ nêu thêm những trường hợp cho thấy sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 còn nhiều vấn đề về... tiếng Việt. Đồng thời cũng nêu lên giải pháp cần khắc phục.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.