Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai 22.10.2020

21/10/2020 22:43 GMT+7

Tin tức giáo dục đặc biệt đáng quan tâm trên báo in Thanh Niên ngày mai 22.10.2020 đặt vấn đề vì sao một số trường đại học tốp trên vẫn phải xét tuyển bổ sung dù điểm trúng tuyển đợt 1 rất cao?

Trên báo in Thanh Niên ngày mai 22.10.2020, trong tin tức giáo dục đặc biệt, còn nêu nhiều vấn đề xung quanh việc tư vấn tâm lý học đường khi nhu cầu của học sinh rất cao nhưng nhà trường vẫn thiếu sự chuyên nghiệp; Nhiều ứng viên giáo sư, phó giáo sư ngành y dược nghi gian dối bài báo quốc tế.

Sư phạm, y dược vẫn xét tuyển bổ sung

Dù phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay tăng mạnh so với năm ngoái và điểm chuẩn trúng tuyển đợt 1 cũng rất cao nhưng nhiều trường đại học công lập có những ngành vốn thu hút nhiều thí sinh quan tâm như sư phạm, sức khỏe, công an… vẫn thông báo xét tuyển bổ sung.
Chẳng hạn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM thông báo xét tới 180 chỉ tiêu ngành sư phạm tiếng Nga và 43 chỉ tiêu ngành sư phạm lịch sử-địa lý. Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch xét tuyển bổ sung 2 ngành gồm khúc xạ nhãn khoa và y tế công cộng áp dụng cho thí sinh có hộ khẩu ngoài TP.HCM. Một số trường đại học đào tạo công an cũng xét tuyển bổ sung nhiều chỉ tiêu các ngành chính quy với mức điểm nhận hồ sơ trên 20.
Vì sao có hiện tượng này và các trường khi xét tuyển bổ sung có nhận được nhiều hồ sơ? Phần lý giải nguyên nhân của việc phải xét tuyển bổ sung ở các trường đại học tốp đầu cũng như tình hình xét tuyển thêm ở các trường hiện nay sẽ được ghi nhận trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (22.10).

Khi giáo viên bộ môn thành chuyên gia tâm lý

Học sinh tham vấn tâm lý tại một trường THPT ở TP.HCM

Phạm Hữu

Gần đây nhiều sự việc học sinh đánh nhau, bị bạo hành, tự tử vì bị trầm cảm càng cho thấy tư vấn tâm lý học đường vô cùng cần thiết nhưng trên thực tế lại không được chú trọng.
Khảo sát tại một số trường THPT trên địa bàn TP.HCM, cho thấy do cơ chế nên nhiều trường đã phân giáo viên bộ môn phải kiêm nhiệm luôn tư vấn tâm lý.
Theo lãnh đạo nhiều trường, việc kiêm nhiệm này vì ngành giáo dục không có biên chế cho chuyên gia chuyên trách. Các giáo viên kiêm nhiệm thay phiên trực khi không có tiết dạy và được hưởng thêm chế độ ngoài giờ. Về chuyên môn, các giáo viên này chỉ được học từ các lớp tập huấn của sở GD-ĐT.
Thực trạng này đã khiến công tác tư vấn tâm lý học đường, một khâu rất cần thiết và quan trọng trong các trường học, chưa được quan tâm đúng mức nên không hiệu quả.
Thực tế việc tư vấn tâm lý học đường hiện nay ra sao sẽ được ghi nhận trong tin tức giáo dục đặc biệt trên Thanh Niên ngày mai. Cũng trong phần nội dung này, có ý kiến của  nhiều nhà khoa học đề nghị Hội đồng Giáo sư Nhà nước cho kiểm tra và sớm thông báo về các trường hợp ứng viên hội đồng ngành y dược có biểu hiện khai gian dối thông tin về bài báo quốc tế trong hồ sơ đề nghị xét giáo sư, phó giáo sư năm nay.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.