Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai 21.12.2020

20/12/2020 23:08 GMT+7

Tin tức giáo dục đặc biệt đáng quan tâm trên báo in Thanh Niên ngày mai 21.12.2020 phản ảnh một thực trạng gây búc xúc lâu nay: Nhiều quy định rắc rối về chứng chỉ tiếng Anh gây khó cho người sử dụng.

Trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai 21.12.2020 sẽ nêu những câu chuyện cụ thể về sự rắc rối xung quanh các chứng chỉ tiếng Anh trong nước và quốc tế, giữa các chuẩn đầu ra…

Chứng chỉ trong nước hay quốc tế?

Một sinh viên tốt nghiệp Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM đi xin việc tại một doanh nghiệp nước ngoài, nộp chứng chỉ VNU-ETP với số điểm khá cao do ĐH Quốc gia TP.HCM cấp (chứng chỉ này được công nhận chuẩn đầu ra tại trường), nhưng phía doanh nghiệp lại không chấp nhận mà yêu cầu sinh viên phải có chứng chỉ IELTS.
Một sinh viên khác đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh của trường với chứng chỉ TOEFL, nhưng khi đi xin việc tại một công ty phần mềm họ lại yêu cầu phải có chứng chỉ IELTS
Nhiều câu chuyện tương tự xảy ra với sinh viên mới ra trường cũng như người lao động xoay quanh vấn đề công nhận chứng chỉ ngoại ngữ sẽ được phản ảnh trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (21.12).

Mặt trong mẫu chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam

Ảnh chụp tài liệu

Gây khó cho người lao động?

Nhiều giảng viên tiếng Anh tại TP.HCM nhìn nhận hiện đang có sự thiếu nhất quán giữa khái niệm khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc theo chuẩn chung châu Âu (CEFR -Common European Framework for Reference) và khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam khiến người học bị bối rối về bậc ngôn ngữ giữa 2 khung này. Ví dụ, điểm IELTS 6,5 theo chuẩn quốc tế là B2 bậc 4. Trên chứng chỉ cũng có ghi rõ B2 nhưng Việt Nam lại quy đổi thành C1 bậc 5 của người Việt.
Ngoài ra còn có một số chứng chỉ chưa được phổ biến rộng rãi nhưng được quy đổi và công nhận tương đương ở một số trường. Chẳng hạn kỳ thi APTIS của Hội đồng Anh hay VNU-EPT của ĐH Quốc gia TP.HCM. Điều này dẫn đến thực trạng trường công nhận chứng chỉ nhưng doanh nghiệp không công nhận khiến người học phải bổ sung một chứng chỉ khác nếu muốn được tuyển dụng.
Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai sẽ nêu lên những rắc rối và không thống nhất trong việc sử dụng các loại chứng chỉ, sự vênh nhau về yêu cầu tiếng Anh giữa chuẩn đầu ra của trường đại học với đầu vào của doanh nghiệp gây khó khăn cho người lao động.
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.