Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai 19.3.2021

18/03/2021 22:27 GMT+7

Tin tức giáo dục đặc biệt đáng quan tâm trên báo in Thanh Niên ngày mai 19.3.2021 phản ảnh những ý kiến bất ngờ, bất bình trước việc 2 bộ sách giáo khoa của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam ‘biến mất’.

Trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai 19.3.2021 thông tin những điều thí sinh cần quan tâm nếu đăng ký xét tuyển vào các ngành liên quan đến khoa học xã hội nhân văn và sư phạm trong kỳ tuyển sinh năm nay; Đề thi tốt nghiệp THPT nên giảm tải ra sao?

"Tuổi thọ" sách giáo khoa chỉ 1 năm: Lãng phí tiền của, công sức

Việc 2 bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam “biến mất” ở lớp 2 đang khiến chính những trường sử dụng các bộ sách này bất ngờ,
Dù Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết, ở lớp 1, với các địa phương tiếp tục sử dụng sách giáo khoa Cùng học để phát triển năng lực hoặc Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục, Nhà Xuất bản vẫn tái bản, đảm bảo phục vụ đầy đủ, kịp thời theo nhu cầu tuy nhiên, nhiều ý kiến băn khoăn liệu các trường có chọn 1 bộ sách giáo khoa mà biết chắc chắn rằng, đến lớp 2, bộ này sẽ biến mất?
Hiệu trưởng một trường phổ thông tại Hà Nội đặt câu hỏi: “Những năm học sắp tới, có nơi nào "dám" chọn sách giáo khoa lớp 1 thuộc 2 bộ Cùng học để phát triển năng lựcVì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục cho học sinh lớp 1 nữa hay không? Nếu không thì rõ ràng tuổi thọ sách giáo khoa lớp 1 của 2 bộ này chỉ còn 1 năm. Lãng phí tiền của, công sức không hề nhỏ. Những phụ huynh, nhà trường đã mua sách giáo khoa này không thể sử dụng cho năm học sau nữa.
Bài phân tích sâu trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (19.3) sẽ nêu lên sự hoang mang, lo lắng của các nhà trường; sự bất bình của chính những người viết sách giáo khoa trước sự việc này. Qua đó đặt ra vấn đề: Ý nghĩa của nhiều bộ sách giáo khoa là gì, khi nội dung Nghị quyết của Quốc hội, đặc biệt là sửa luật Giáo dục, cho phép sử dụng nhiều sách giáo khoa?...

Học khối ngành xã hội nhân văn ra trường làm gì?

Nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng khi con chọn các ngành khối xã hội nhân văn để xét tuyển vào các trường đại học vì họ không biết cụ thể khi ra trường con minh sẽ làm nghề gì.

Thí sinh tại TP.HCM tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020

Ngọc Dương

Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong buổi tư vấn Chọn ngành học tương lai vào tối 18.3, không nên lo lắng vì cơ hội việc làm khối ngành này vẫn cao, chưa kể còn những giá trị khối ngành này mang lại cho người học.
Bài ghi nhận qua chương trình tư vấn trự tuyến sẽ cung cấp cho phụ huynh, học sinh thêm góc nhìn toàn diện về khối ngành này, giúp học sinh tự tin hơn khi xem khối ngành xã hội- nhân văn là nghề nghiệp sẽ hướng tới tương lai.
Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai còn có ý kiến của các nhà giáo về đề thi tốt nghiệp THPT sắp tới nên như thế nào khi học sinh lớp 12 năm nay chịu sự sự tác động của dịch bệnh trong 2 năm liền.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.