Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai 14.3.2021

13/03/2021 21:35 GMT+7

Tin tức giáo dục đặc biệt đáng quan tâm trên báo in Thanh Niên ngày mai 14.3.2021 nêu lên một hiện tượng đáng quan ngại hiện nay trong thời bùng nổ công nghệ và mạng xã hội : tràn lan video độc hại cho trẻ em.

Trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai 14.3.2021 nêu quan điểm của các chuyên gia về mức độ nguy hại của những video độc hại và các biện pháp nhằm ngăn chặn sự bùng phát này.

Video độc hại sai khiến người xem thế nào?

Chỉ cần mở YouTube, gõ vài từ khoá, trước mắt trẻ có vô vàn video gợi ý với nội dung tương tự từ khoá tìm kiếm. Nhưng không phải video nào cũng lành mạnh. Không chỉ bị tác động về mặt nhận thức, suy nghĩ, một số video trên mạng thậm chí còn có thể sai khiến trẻ tự làm hại bản thân khi bắt chước theo. Đây là một thực tế trong thời đại của công nghệ và mạng xã hội mà sự cố video clip của YouTuber Thơ Nguyễn gây xôn xao dư luận những ngày gần đây chỉ là một trường hợp.
Những video này hoặc được các YouTuber tạo nên hoặc xây dựng lại, làm “biến dạng” từ những nhân vật hoạt hình nổi tiếng trên thế giới. Đó còn là những video clip của “giang hồ mạng” thu hút sự quan tâm của người trẻ.
Vì sao những video dạng này thu hút người trẻ? Và những clip này tác động, sai khiến người xem nghiêm trọng đến mức độ nào?... Những vấn đề này sẽ được đặt ra trong bài phản ảnh và phân tích sâu ở  mục tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (14.3).

Các kênh giải trí mang tính bạo lực tràn lan trên mạng bao vây trẻ

CHỤP LẠI TỪ CLIP

Giải pháp bảo vệ người trẻ trước video độc hại

Ngoài các giải pháp về mặt kỹ thuật, các chuyên gia đều cho rằng những video tồn tại được trên mạng và thu hút được thị hiếu vì đánh trúng được tâm lý từng độ tuổi và việc tiếp cận những video này cũng rất dễ khi cha mẹ thả điện thoại, tivi cho con. Chính vì vậy, gia đình là nơi đầu tiên lập “hàng rào” bảo vệ và tạo ý thức cho người trẻ nhận diện được các video nào nên và không nên xem.

Thơ Nguyễn trong clip "xin vía học giỏi" bị cộng động mạng phản ứng

ẢNH CẮT TỪ CLIP

Về phía xã hội, làm thế nào để giải quyết tình trạng “đói” sân chơi riêng của trẻ khi hiện nay những kênh dành cho trẻ ngày một bị “già đi” và trở nên “cũ kỹ” khiến trẻ phải tìm kiếm “sân chơi” trên những nền tảng khác?
Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai sẽ đưa ra những giải pháp cần thiết nhằm giảm thiểu tình trạng tràn lan video độc hại trên mạng xã hội thu hút người trẻ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.