Sửa Thông tư 30 để không làm khó giáo viên

06/08/2016 10:00 GMT+7

Đánh giá những mặt tích cực góp phần thay đổi cách thức đánh giá đối với học sinh (HS) tiểu học theo Thông tư 30 nhưng lãnh đạo Bộ GD-ĐT nhìn nhận việc thực hiện, đánh giá thường xuyên giáo viên còn gặp khó khăn, sĩ số lớp học vượt quá quy định.

Cũng theo Bộ GD-ĐT, vẫn còn cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và cha mẹ HS chưa hiểu rõ bản chất, vai trò mục đích đánh giá thường xuyên và định kỳ. Vẫn còn định kiến, việc đánh giá HS chỉ thông qua điểm số thì mới chính xác. Nhiều người chưa thấy sự khác biệt giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ hoặc nhận xét không chấm điểm, HS sẽ lười học hơn. Về phía đội ngũ giáo viên còn gặp khó khăn, đó là mất nhiều thời gian để viết nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục. Công tác quản lý ở một số trường chưa thay đổi kịp thời, đồng bộ với đổi mới cách dạy, cách học và còn nhiều hồ sơ, sổ sách, gây áp lực cho giáo viên trong việc đổi mới đánh giá HS.

tin liên quan

Vì sao bỏ chấm điểm vẫn bị kêu khó?
Nhận xét về Thông tư 30 sau 2 năm học triển khai đại trà, ý kiến của các nhà khoa học đánh giá cao về mặt chủ trương nhưng đề nghị phải đảm bảo các điều kiện đi kèm, trong đó chương trình phải thay đổi.

Theo người đứng đầu Bộ GD-ĐT, thời gian tới sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện chương trình hành động đổi mới căn bản, toàn diện đối với giáo dục tiểu học. Trong đó, sẽ sửa đổi bổ sung một số điều thực hiện Thông tư 30, tiếp tục triển khai đổi mới đánh giá HS tiểu học theo hướng tránh thực hiện máy móc việc ghi chép nhận xét, giúp các cấp quản lý quy định hồ sơ hợp lý, khuyến khích sử dụng hồ sơ điện tử để giảm nhẹ sức lao động cho giáo viên tập trung vào hoạt động chuyên môn...

Về mô hình trường học mới (VNEN), lãnh đạo Bộ cho rằng một số trường triển khai chưa theo tinh thần tự nguyện, chưa tham mưu được các cấp chính quyền để hiểu và cùng chỉ đạo triển khai. Cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày (nhất là các tỉnh miền núi). Năng lực của giáo viên và một số cán bộ quản lý còn hạn chế; tài liệu cần điều chỉnh tốt hơn. Đối với các trường tiểu học chuẩn bị áp dụng mô hình này trong năm học 2016 - 2017, Bộ GD-ĐT nhấn mạnh trước hết phải theo tinh thần tự nguyện... Dự kiến trong tuần tới, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sẽ có văn bản chỉ đạo cụ thể về vấn đề này.
Bộ trưởng yêu cầu trường ĐH tốp trên công bố lại điểm “sàn” xét tuyển
Liên quan tới việc một số trường ĐH tốp trên đặt ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển ngang với ngưỡng điểm “sàn” của Bộ GD-ĐT, tại hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị các trường lưu ý để đưa ra thông báo phù hợp hơn.
Theo Bộ trưởng, điểm “sàn” mà Bộ GD-ĐT đặt ra là mức điểm tối thiểu, thể hiện ngưỡng thấp nhất trong khung đảm bảo chất lượng đầu vào. Vì thế năm ngoái điểm chuẩn của những trường tốp trên đã cao hơn nhiều so với mức điểm “sàn”. Việc những trường đó vẫn tuyên bố ngưỡng nhận hồ sơ ngang “sàn” của Bộ (tức 15 điểm) dẫn đến nhiều thí sinh đăng ký vào bị “mắc kẹt”. “Tôi đề nghị các trường đã công bố rồi thì rút lại, đưa ra thông báo mới để các trường phía dưới có cơ hội, đặc biệt là các thí sinh có thông tin minh bạch đăng ký vào là có cơ hội trúng tuyển cao, và cũng là để giữ vị thế của các trường”.
Quý Hiên
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.