Phụ huynh ở Anh kiến nghị bỏ kỳ thi đánh giá học lực của học sinh

12/05/2016 08:48 GMT+7

Tại Anh, các bậc cha mẹ đang kiến nghị bãi bỏ kỳ thi đánh giá học lực của học sinh (SAT) tại trường tiểu học, vì cho rằng kỳ thi này đã tạo quá nhiều áp lực căng thẳng lên con của mình, theo TheConversation .

Theo đó, hiện có hơn 4.900 các bậc cha mẹ đồng loạt ký vào bản kiến nghị bãi bỏ cuộc thi SAT và đề xuất trẻ nên được tham gia các hoạt động bồi bổ năng lực khác.
Bà Laura Nicholson, nhà nghiên cứu về giáo dục và sư phạm cho rằng nguyên nhân gây áp lực không phải từ chính cuộc thi. Bà đã thực hiện một khảo phỏng vấn trên đối tượng học sinh, giáo viên và cha mẹ nhằm làm rõ vấn đề này. Các giáo viên cảm thấy lo lắng về kết quả sẽ ảnh hưởng đến tiền lương, thăng chức trong trường.
Các bậc cha mẹ cho rằng kết quả sẽ ảnh hưởng đến tương lai của học sinh và mong muốn chúng có kết quả tốt. Riêng học sinh lại chịu nhiều áp lực từ giáo viên và cha mẹ nhưng lớn nhất là từ thái độ của cha mẹ. Điều này có thể vô tình tạo nên suy nghĩ tiêu cực ở trẻ và gây nên triệu chứng "lo lắng".
Bà Laura Nicholson đề xuất trường tổ chức các cuộc kiểm tra về tình trạng này, mức độ lo lắng càng cao, kết quả thi càng kém và sự lo lắng bắt đầu xảy ra vào 2 tuần trước khi kỳ thi diễn ra.

4 lý do kỳ thi SAT mới dễ hơn SAT cũ

Vào ngày 5.3, SAT - một trong những kỳ thi chuẩn hóa cho việc đăng ký học đại học tại Mỹ - đã chính thức áp dụng những thay đổi mới về cấu trúc và phương thức ra đề thi, theo Business Insider.
Từ đó, các giáo viên cho rằng trẻ càng tự tin, hay chia sẻ với người lớn, không quá nhạy cảm sẽ có thể làm bài tốt hơn. Cha mẹ nên quan tâm, động viên và không quá nhấn mạnh vào kỳ thi SAT. Giáo viên tại trường nên giúp trẻ làm quen với các cấu trúc bài, trình tự để giúp trẻ làm quen với bài kiểm tra như thực hành làm các bài thi tương tự tại lớp.
Ngoài ra cần quan tâm trẻ nếu có những biểu hiện lo âu, khi đó trẻ cần nhiều không gian, sự thông cảm từ giáo viên, cha mẹ giúp trẻ ổn định tinh thần trải qua kỳ thi. Để giảm áp lực nhiều hơn, giáo viên nên dành thời gian giúp trẻ tham gia vào hoạt động xã hội, phát triển sức khỏe thể chất và tinh thần.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.