Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Đừng để học sinh hồi hộp

13/02/2014 19:20 GMT+7

(TNO) Theo công bố của Bộ GD-ĐT kết quả trưng cầu ý kiến rộng rãi về dự thảo đổi mới thi và xét tốt nghiệp THPT, đa số ý kiến ủng hộ việc đổi mới ngay trong năm 2014.

(TNO) Việc đổi mới thi tốt nghiệp THPT lại tiếp tục “nóng” trong hội nghị quán triệt Nghị quyết về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục - đào tạo do Bộ GD-ĐT tổ chức tại Hà Nội hôm nay (13.1)

>> Bộ GD-ĐT giải thích về dự kiến đổi mới thi tốt nghiệp THPT
>> Các phương án thi tốt nghiệp THPT: Xem xét ngoại ngữ là môn tự chọn
>> Khảo sát của Báo Thanh Niên về cải tiến kỳ thi tốt nghiệp THPT


Kỳ thi tốt nghiệp THPT luôn gây áp lực đến học sinh - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Đa số ý kiến ủng hộ

Theo công bố  của Bộ GD-ĐT kết quả trưng cầu ý kiến rộng rãi về dự thảo đổi mới thi và xét tốt nghiệp THPT, đa số ý kiến ủng hộ việc đổi mới ngay trong năm 2014.

Cụ thể, với dự thảo thi tốt nghiệp THPT 4 môn (2 môn bắt buộc, 2 môn tự chọn) được đa số ý kiến đồng ý. Trong số 45 sở GD-ĐT được hỏi ý kiến thì có 42 sở GD-ĐT đồng ý tổ chức thi 4 môn, có 2 sở GD-ĐT cho rằng vẫn nên thi 6 môn. Dự thảo mới nhất của Bộ GD-ĐT đưa ra phương án môn thi tốt nghiệp sẽ bao gồm Văn, Toán là môn thi bắt buộc, 2 môn thi tự chọn trong số các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý.

Về quy định mở rộng miễn thi cho đối tượng học sinh có thành tích học tập rèn luyện tốt với tỷ lệ tối đa 20%, Bộ GD-ĐT cho biết hầu hết các ý kiến ủng hộ. Một số ý kiến còn cho rằng tỷ lệ này cần tăng lên với lý do học sinh khá, giỏi các năm trước đều đỗ tốt nghiệp với kết quả cao nên không cần thiết bắt đối tượng này thi, giảm tốn kém, căng thẳng cho xã hội.

Tuy nhiên vẫn có một số ý kiến cho rằng, chất lượng dạy học giữa các tỉnh, thành không đồng đều, nhưng Bộ GD-ĐT lai quy định đồng loạt tỷ lệ tối đa miễn thi 20% là không hợp lý.

Cùng với dự thảo phương án đổi mới thi và xét tốt nghiệp đã được điều chỉnh so với lần công bố đầu tiên, Bộ GD-ĐT cũng công bố dự kiến chi tiết thời gian dự kiến chuẩn bị và thực hiện kỳ thi tốt nghiệp theo hướng đổi mới đã công bố. Theo đó kỳ thi sẽ diễn ra vào các ngày 2,3,4 tháng 6. Muộn nhất là đầu tháng 3 sẽ công bố quy chế  sửa đổi thi và xét tốt nghiệp THPT để các nhà trường và học sinh có thời gian chuẩn bị.

Không thay đổi liên tục

Phát biểu tại hội nghị, ông Vũ Đức Đam, Phó thủ tướng Chính phủ bày tỏ sự đồng tình: “Tôi thấy Bộ chọn như thế này là đúng nhưng chúng ta cần phải bàn rất kỹ vì không chỉ đổi mới một năm nay”.

 
Giảm nhẹ thi từ 6 môn thành 4 môn, có ý kiến nói là có lợi cho học sinh nhưng lợi là lợi ở chỗ đang gánh một gánh nặng 50 cân, chúng ta cho phép bỏ đi 20 cân nhưng chúng ta cần phải thấy rằng nếu không cẩn thận, không đồng bộ thì các cháu sẽ học lệch, sau này ra đời kiến thức của các cháu sẽ lệch lạc đi
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam

Phó thủ tướng cũng đề nghị: "Làm sao để không có thay đổi liên tục. Không có gì làm mà không phải thí điểm nhưng nếu thí điểm thì thí điểm ở một chỗ nhỏ, diện nhỏ thôi và vì thế phải bám rất kỹ lưỡng để làm sao thi cử phải đổi mới nhưng vẫn tương đối ổn định, đừng để cảnh học sinh bây giờ còn mấy tháng nữa thi vẫn hồi hộp chưa biết năm nay thi môn gì, thi như thế nào thì cái đó không tốt".

Về dự kiến giảm số môn thi còn 4 môn, Phó thủ tướng nhận định: "Giảm nhẹ thi từ 6 môn thành 4 môn, có ý kiến nói là có lợi cho học sinh nhưng lợi là lợi ở chỗ đang gánh một gánh nặng 50 cân, chúng ta cho phép bỏ đi 20 cân nhưng chúng ta cần phải thấy rằng nếu không cẩn thận, không đồng bộ thì các cháu sẽ học lệch, sau này ra đời kiến thức của các cháu sẽ lệch lạc đi".

Từ lo lắng đó, Phó thủ tướng đề nghị đổi mới thi cử phải đổi mới căn bản toàn diện từ chương trình, sách giáo khoa đến phương pháp giảng dạy.

Phó thủ tướng chia sẻ: "Từ ý kiến của các anh chị chuyên gia, các giáo viên và trên cộng đồng mạng nhân dân nhiều tầng lớp người ta đặt ra rất nhiều câu hỏi: Nếu năm nay quyết định thi môn này thì sang năm học sinh biết ngay là khả năng thi môn này sẽ ít đi, có đảm bảo không? Nguyên tắc của chúng ta ở phổ thông có hai phần ngoài dạy người ra chúng ta còn dạy kiến thức... Chúng ta cũng phải lưu ý kỳ thi phổ thông phải gắn liền với tuyển sinh vào đại học, hai cái này tương quan với nhau".

Tuệ Nguyễn

>> Đổi mới giáo dục theo cách riêng
>> Thủ tướng chủ trì cuộc họp về đề án đổi mới giáo dục
>> Đề án đổi mới giáo dục: Thiếu nội dung xứng tầm
>> Sai sót trong sách Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học cơ sở môn Sinh học
>> Đổi mới giáo dục bằng hệ thống thông tin quản lý hiện đại
>> Phụ huynh cùng nhà trường đổi mới giáo dục
>> Thành lập Ban chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học
>> Đổi mới giáo dục đại học: Sẽ mở rộng liên thông giữa các văn bằng
>> Thủ tướng Phan Văn Khải: Đổi mới giáo dục đại học là vấn đề cấp bách hiện nay

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.