Phản tác dụng vì dùng tài liệu không đúng cách

Đối với học sinh phổ thông, nếu kiến thức chỉ dừng lại ở bài giảng của giáo viên và sách giáo khoa mà không dùng thêm tài liệu khác thì khó có thể khá lên được.

Nhưng không phải mọi học sinh đều biết cách sử dụng tài liệu, nhất là trong bối cảnh tài liệu tham khảo tràn lan như hiện nay.
Để không rơi vào tình cảnh "tiền mất, tật mang" do dùng tài liệu không đúng cách, cần chú ý đến 2 điểm sau đây.
Thứ nhất là chọn tài liệu. Vào bất cứ nhà sách nào hiện nay chúng ta đều thấy sách tham khảo chiếm một số lượng rất lớn, đủ các bộ môn, các bậc học. Bên cạnh sách do các nhà xuất bản có uy tín phát hành, thì có khoảng 50% đầu sách là liên kết xuất bản. Nếu chịu khó tìm hiểu sẽ thấy có nhiều nội dung "cóp" lại lẫn nhau, một số kiến thức thuộc chương trình sách giáo khoa cũ, nhất là các môn xã hội... Trong trường hợp này, học sinh không nên vội vàng trong việc chọn tài liệu mà phải tìm hiểu kỹ tên nhà xuất bản, tác giả, mục lục, năm xuất bản, nội dung... Cần chú ý nữa là hiện nay sách in lậu khá phổ biến, nên sai sót nhiều kiến thức. Vì vậy chọn sách phải có tem, sách phải thuộc hệ thống nhà sách uy tín...
Thứ hai là cách sử dụng tài liệu. Không nên sử dụng quá nhiều tài liệu cho một bộ môn vì nếu không đủ tỉnh táo sẽ dễ lẫn lộn rối bời, dễ rơi vào cảnh quá tải về kiến thức. Tài liệu chỉ là công cụ hỗ trợ, nâng cao thêm kiến thức trên cơ sở kiến thức nền ở chương trình sách giáo khoa và bài giảng của giáo viên. Vì thế nó chỉ có hiệu quả khi biết cách kết hợp hợp lý giữa chúng.
Ngoài việc chọn và sử dụng tài liệu, học sinh còn phải biết cách ghi nhớ và trích dẫn kiến thức từ tài liệu vào bài làm một cách hợp lý để tăng tính hấp dẫn và thuyết phục.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.