Ông Đinh La Thăng: Đầu tư cho ĐH Quốc gia TP.HCM như đầu tư cho thành phố

15/03/2016 19:04 GMT+7

Chiều nay 15.3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng đã chủ trì buổi làm việc tại ĐH Quốc gia TP.HCM. Đoàn làm việc còn có ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM và đại diện các sở ban ngành của TP.HCM.

Chiều nay 15.3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng đã chủ trì buổi làm việc tại ĐH Quốc gia TP.HCM. Đoàn làm việc còn có ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM và đại diện các sở ban ngành của TP.HCM.

Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng và đại diện các ban ngành làm việc tại ĐH Quốc gia TP.HCMBí thư Thành ủy Đinh La Thăng và đại diện các ban ngành làm việc tại ĐH Quốc gia TP.HCM
Trước khi bước vào buổi làm việc chính thức, đoàn công tác Thành ủy và UBND TP.HCM do Bí thư Đinh La Thăng dẫn đầu đã tham quan khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM gồm: Thư viện trung tâm, Trường ĐH Quốc tế, Trung tâm phát triển vi mạch (ICDREC)…
ĐH Quốc gia TP.HCM có 3 kiến nghị
Báo cáo trong buổi làm việc, PGS-TS Phan Thanh Bình, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM cho biết từ khi thành lập vào năm 2001 đến nay, ĐH này có sự trưởng thành thực sự về chất lượng. Cụ thể, số lượng giảng viên tăng từ 1.400 lên 9.200, số lượng giảng viên từ 1.600 lên 3.600, đáng lưu ý là đến nay toàn ĐH Quốc gia có trên 1.000 tiến sĩ. Quy mô đào tạo chính quy của ĐH này là 57.274 người, trong đó sau ĐH chiếm 16,15%. Hệ đào tạo vừa làm vừa học chỉ bằng 26,45% tổng số đào tạo chính quy. Hướng đi của ĐH này này là xây dựng hệ thống ĐH trong tốp đầu châu Á, nơi hội tụ của khoa học, công nghệ, văn hóa và trí thức VN...
PGS-TS Phan Thanh Bình cũng nêu 3 kiến nghị: rà soát đánh giá hợp tác 2011-2015 chuẩn bị cho hợp tác 2016-2020; rà soát cơ chế đầu tư phối hợp tài chính giữa TP.HCM và ĐH Quốc gia; hỗ trợ việc thu hồi đất với khu đô thị Linh Trung. Ông Bình cho biết, đất của ĐHQG thuộc địa phận TP.HCM còn tới 28% chưa giải tỏa được, ĐH Quốc gia đề nghị được thành phố hỗ trợ giải tỏa. Bên cạnh đó, cần tăng cường hơn công tác kiểm tra an toàn thực phẩm.
Đề xuất cụ thể hơn, ông Bình cho biết, hiện có khoảng 14.000 sinh viên đang sống ở ký túc xá khu B nhưng từ đây không có đường đi ra quốc lộ 1A. Vì vậy để vào được khu này, xe buýt phải đi xuyên qua ĐHQG và điều này rất nguy hiểm xét về an toàn giao thông. Bên cạnh đó, trên đất ĐH Quốc gia có trạm metro đi trung tâm TP.HCM, ĐH Quốc gia đề xuất cần có kết nối để đi lại để thuận tiện di chuyển từ ĐH này về trung tâm bằng hệ thống metro. Trường ĐH Kinh tế - Luật cũng mong muốn có 1 cầu vượt để sinh viên di chuyển từ cổng trường qua bên kia quốc lộ 1, vì nếu không sinh viên phải tự đi bộ băng qua quốc lộ 1A để đón xe buýt rất nguy hiểm.
Ông Bình còn nhấn mạnh: “Trong chuyến tham quan cả đoàn đã phải di chuyển qua khu “chợ ruồi” bởi thực tế không còn đường nào nào để di chuyển. Nếu đi vào khoảng 7-8 giờ sáng, con đường này sẽ kẹt cứng, vì vậy cần tìm cách giải tỏa khu chợ đặt ở vị trí không hợp lý như hiện nay”.
ĐH Quốc gia TP.HCM còn sơ khai…
Trước các đề xuất này, Bí thư Đinh La Thăng nói: “Chúng tôi luôn coi trọng nguồn nhân lực, trí thức chất lượng cao đề đào tạo ra những con người có tri thức, tác phong công nghiệp phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa. Chúng tôi quan niệm ĐH Quốc gia chính là “của hồi môn”, là “bảo bối” mà Chính phủ đã dành cho thành phố. Việc phát huy và sử dụng hiệu quả đội ngũ này chính là chìa khóa của sự thành công trong phát triển thành phố”.
Ông Thăng chia sẻ chân tình: “Dù đã qua 20 năm xây dựng nhưng nói thật chúng tôi đã đi 1 vòng và hơi chút thất vọng vì sự phân tán và manh mún, những cái đầu tư trước đây giờ đã xuống cấp. Rõ ràng đầu tư của nhà nước với ĐH Quốc gia quan trọng như vậy chưa ngang tầm và chưa đạt được mục tiêu đề ra. Cảm giác của tôi là khi nghe giới thiệu quy hoạch rất hoành tránh, nhưng thực tế còn tản mạn và sơ khai. Thậm chí, Trung tâm ICDREC dù được đầu tư rất nhiều nhưng cũng chỉ có vài máy lèo tèo và đã đầu tư từ năm 2002”.
Từ đó, ông Thăng cho rằng Nhà nước cần phải tập trung đầu tư và TP.HCM cần phải coi đây là nguồn lực phát triển của mình. Ông đề nghị sắp tới phải đầu tư cho ĐH Quốc gia như đầu tư cho sự phát triển của thành phố. Về cơ chế, ông Thăng đề nghị 2 bên phối hợp thực hiện theo hướng đầu tư, trường làm và thành phố trả tiền, nghiên cứu thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm theo hướng quỹ đầu tư tư nhân hoặc cổ phần.
Về vấn đề đền bù, ông Thăng đề nghị giải quyết một cách quyết liệt, nếu không được phải dùng biện pháp cưỡng chế đúng luật và càng làm sớm càng tốt.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.