Người lao động không lo mất việc

17/10/2017 11:19 GMT+7

Theo ông Nguyễn Mạnh Dũng, Tổng giám đốc Công ty Namilux, khi thay thế robot trong dây chuyền sản xuất, chắc chắn số lượng công nhân sẽ giảm đi. Nếu bị loại khỏi quy trình sản xuất, đương nhiên công nhân sẽ phản đối. Vì vậy, DN cần phải giải quyết hài hòa giữa việc sử dụng lao động và robot.

Tuy nhiên, việc thay đổi cần người làm việc khá trước. Công nhân trực tiếp sẽ giảm nhưng công nhân kỹ thuật tăng lên. Chẳng hạn, trước đây công nhân kỹ thuật mỗi khâu 3 - 5 người, hiện tại đòi hỏi đến khoảng 30 người. Nhưng số lượng này không phụ trách ở từng khâu mà phải bao quát cả nhà máy.
“Một điều thú vị là trước đây, khi công ty áp dụng tự động hóa chưa cao thì sử dụng khoảng 200 công nhân, nhưng giờ áp dụng tự động hóa cao lại dùng đến 700 công nhân. Khi áp dụng quy trình hiện đại hơn, doanh số sẽ tăng lên, giảm được giá thành, thu hút được nhiều đơn hàng hơn. Muốn tiếp tục tăng trưởng, DN phải tăng thêm dây chuyền sản xuất. Vì vậy, số lượng công nhân tại một dây chuyền giảm đi nhưng tăng số lượng dây chuyền, khiến số lượng công nhân của cả nhà máy tăng lên. Chưa kể khi tăng hoạt động kinh doanh, các khâu khác như bán hàng, phụ trợ, mở rộng thị trường… cũng phải tăng quy mô, tuyển dụng thêm nhiều nhân sự. Cho dù tự động hóa theo cách gì cũng phải cần con người, nhưng là con người theo một cách khác”, ông Dũng nói.

tin liên quan

Robot có thay thế công nhân?
Một số doanh nghiệp ở VN đã đưa robot vào dây chuyền sản xuất để thay thế công nhân. Lực lượng công nhân sẽ đi về đâu đang là mối bận tâm của nhiều người.
Theo ông Lý Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty gốm sứ Minh Long, việc giảm công nhân khi tự động hóa ngày càng cao hơn là tất yếu. Nhưng tại VN, chỉ mới khoảng 5 - 10% DN bắt đầu áp dụng. Phải 10 - 20 năm sau, quá trình này mới nở rộ mạnh mẽ.
“Tuy nhiên, nhìn ở một góc độ khác thì quá trình thay đổi này không có gì đáng lo. Khi xã hội phát triển thì tất cả các lĩnh vực đều phát triển. Mỗi người sẽ phải tự lo, tự thích ứng và cho dù thay đổi thế nào, người làm giỏi vẫn sẽ phát triển, kiếm nhiều tiền. Người làm việc cũng phải tự thay đổi công việc để thích ứng hoàn cảnh như chuyển sang làm giao hàng, nhận hàng khi dịch vụ phát triển mạnh…”, ông Minh nhận định.
Ông Guru Mallikarjuna, Tổng giám đốc Công ty Bosch VN, cho rằng tự động hóa không có bất kỳ tác động tiêu cực nào đến tuyển dụng và việc làm tại nhà máy. Nhu cầu lao động lành nghề tại nhà máy vẫn tiếp tục gia tăng, để đáp ứng việc mở rộng sản xuất.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.