Lồ Sìu Vẫy: Ngày càng nhiều công ty quan tâm mô phỏng thử nghiệm

01/08/2021 08:00 GMT+7

Với số điểm 28 lung linh, thay vì lựa chọn một ngành “hot” nào đó, Lồ Sìu Vẫy lại tự tin ghi danh vào ngành Cơ Kỹ thuật, Trường ĐH Bách khoa, để rồi sau đó trở thành một ngôi sao sáng chói suốt hành trình ĐH.

Lồ Sìu Vẫy là cựu SV lớp Cơ Kỹ thuật khóa 2015, tốt nghiệp Huy chương Vàng Khoa Khoa học ứng dụng - Trường ĐH Bách khoa. Hiện Vẫy vừa tham gia nghiên cứu và trợ giảng cho khoa, vừa chuẩn bị hoàn thành chương trình thạc sĩ tại trường.

Cơ kỹ thuật – sự lựa chọn đúng đắn

Chào bạn Lồ Sìu Vẫy! Cơ duyên nào gắn kết bạn với ngành Cơ Kỹ thuật của Khoa Khoa học ứng dụng?
Mình quyết định chọn ngành Cơ Kỹ thuật vì nhìn thấy cơ hội bên trong thách thức. Nếu bạn theo học ngành nào đó chỉ đơn giản vì ngành ấy “hot” thì nhiều người khác cũng sẽ lựa chọn giống bạn. Tuy nhiên, trong tương lai, khi một khóa SV tốt nghiệp ra trường, mấy trăm tân kỹ sư sẽ cùng lúc tham gia vào thị trường lao động. Khi đó, tỷ lệ chọi cũng sẽ rất cao. Nếu bạn không thực sự xuất sắc, chắc chắn, nhà tuyển dụng khó lòng để mắt đến bạn.
Đối với bạn, ngành Cơ Kỹ thuật thú vị như thế nào?
Mình rất thích mô phỏng các hiện tượng va chạm trong ngành Cơ Kỹ thuật. Thời gian va chạm trong thực tế thường chỉ diễn ra khoảng vài micro giây. Thế nhưng, máy tính mất đến nhiều tiếng đồng hồ, thậm chí vài ngày mới giải xong những bài toán này. Tuy nhiên, chúng ta phải tốn rất nhiều thời gian để mô phỏng chúng.
Thông qua công việc này, mình có thể cảm nhận vẻ đẹp của thế giới vật lý xung quanh, nơi chúng ta đang tồn tại. Để mô tả một cách súc tích về giá trị và ý nghĩa của ngành học này, mình khẳng định một lần nữa: Ở đâu có hiện tượng cơ học, ở đó có kỹ sư Cơ Kỹ thuật.

Hoàn thiện bản thân nhờ nghiên cứu khoa học

Trong quá trình học, bạn đã tham gia những dự án nghiên cứu gì?
Mình đã thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học SV và được chọn báo cáo kết quả tại Hội nghị Cơ học Toàn quốc 2019 tại Hà Nội. Đề tài này mang tên “Sử dụng phương pháp điểm vật liệu (Material Point Method) để phân tích các bài toán tĩnh học và động lực học”.
Lồ Sìu Vẫy (phải) tại Hội nghị Quốc tế về Khoa học Ứng dụng năm 2019

Lồ Sìu Vẫy (phải) tại Hội nghị Quốc tế về Khoa học Ứng dụng năm 2019

Hiện tại, mình tập trung nghiên cứu các phương pháp số và cơ học nứt. Bên cạnh đó, mình cũng đang tìm hiểu về lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Bạn đã học hỏi được điều gì từ công việc nghiên cứu?
Nghiên cứu khoa học giúp mình xem xét vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, từ đó đánh giá sơ bộ độ khó cùng tính khả thi của nó, phát hiện nhiều lỗ hổng ẩn giấu bên trong lý thuyết. Hơn nữa, công việc này còn rèn giũa cho mình đức tính cẩn thận và kiên nhẫn thông qua quá trình thử và sai.

Lạc quan về tương lai ngành học

Định hướng tương lai của bạn như thế nào?
Mình dự định học tiếp lên trình độ Tiến sĩ ở nước ngoài. Sau đó, mình sẽ quay về góp phần phát triển bộ môn Cơ Kỹ thuật, mái nhà chung ấm áp đã chắp cánh cho mình và anh em, bè bạn. Xa hơn nữa, hy vọng, mình sẽ đào tạo thật nhiều lứa tân kỹ sư Cơ Kỹ thuật giỏi.
Tầm nhìn của bạn đối với bức tranh nghề nghiệp của SV ngành Cơ Kỹ thuật trong tương lai ra sao?
Trước nay, sau khi tốt nghiệp, nhiều cựu SV Cơ Kỹ thuật trường mình đều làm việc cho các doanh nghiệp lớn đến từ Pháp, Đức, Nhật… Với tốc độ phát triển nhanh chóng của nền công nghiệp nước nhà, mình nghĩ sẽ có thêm nhiều công ty Việt Nam quan tâm tới công tác mô phỏng thử nghiệm. Vinfast và Viettel là hai ví dụ điển hình.
Để các sản phẩm công nghệ cao được chấp nhận trên thị trường toàn cầu, chúng ta cần thay đổi quy trình sản xuất sao cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Việc mô phỏng chắc chắn nằm trong quy trình đó.
Những năm gần đây, nhu cầu tuyển dụng lao động trình độ cao trong lĩnh vực tính toán mô phỏng Cơ Kỹ thuật (CAD/ CAE) ngày càng gia tăng. Một số lượng lớn cựu SV tốt nghiệp ngành Cơ Kỹ thuật đang làm việc tại các tập đoàn của Nhật.
Đón đầu làn sóng đầu tư của doanh nghiệp Nhật vào Việt Nam, từ 2021 Trường ĐH Bách khoa chính thức vận hành chương trình Chất lượng cao Tiếng Nhật ngành Cơ Kỹ thuật:
• Mã trường: QSB, mã ngành: 268
• Chương trình chính quy, Trường ĐH Bách khoa cấp bằng
• Giảng dạy tăng cường ngôn ngữ Nhật (1.200 giờ) và văn hóa Nhật
• Cơ hội thực tập và làm việc tại doanh nghiệp Nhật
Nhằm giúp các em thí sinh lựa chọn đúng ngành nghề, Trường ĐH Bách khoa tổ chức Ngày hội trực tuyến Bách khoa Quốc tế 2021:
• Thời gian: 8g-12g chủ nhật 8.82021
• Đăng ký tham dự tại: https://oisp.hcmut.edu.vn/bkquocte
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.