Làm gì để có việc làm sau khi ra trường?

16/05/2016 15:15 GMT+7

Trong khi một số sinh viên hoàn thành học kỳ cuối với nhiều lời đề nghị việc làm thì vẫn còn nhiều bạn chưa có kế hoạch gì cụ thể.

Dưới đây là một số gợi ý về những việc nên làm trong học kỳ cuối tại đại học để sinh viên có thể tăng cơ hội nghề nghiệp ngay sau khi ra trường, theo Business Insider.
Ngưng tìm kiếm công việc trong mơ
Sinh viên hiện nay thường bị ám ảnh bởi suy nghĩ phải tìm cho được công việc trong mơ đến nỗi không dám đưa ra quyết định, hoặc quá kén chọn. Sự nghiệp là một hành trình dài, nhiều đổi thay, vì thế hãy tận dụng thời gian học hỏi những kỹ năng cần thiết, mở rộng mối quan hệ trước để từng bước đi tới mục đích cuối cùng.
Lập kế hoạch
Học kỳ cuối cùng thường không kéo dài, vì vậy bạn nên tận dụng thời gian một cách khôn ngoan. Hãy xác định, liệt kê ra tất cả những điều bạn cần phải làm và sắp xếp thứ tự ưu tiên hợp lý. Ví dụ như tạo tài khoản nghề nghiệp trên internet, viết CV, tham gia các hội thảo việc làm...
Nên có những cuộc hẹn về hướng nghiệp
Đối với sinh viên sắp ra trường thì định hướng nghề nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu. Cho dù bạn đã xác định được mục tiêu nghề nghiệp của bạn hay chưa thì một cuộc hẹn tư vấn nghề nghiệp với thầy cô, anh chị cựu sinh viên hoặc người giàu kinh nghiệm mà bạn tin tưởng là một việc cần thiết.

tin liên quan

Làm sao tránh khủng hoảng sau tốt nghiệp đại học?

Với sinh viên năm cuối đại học, lựa chọn sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp, biết mình thích gì và liệu có đang đi đúng hướng là chuyện không hề dễ. Các chuyên gia tại Anh mới đây đã đưa ra một số gợi ý hữu ích.

Xây dựng mối quan hệ
Tất cả mọi người xung quanh bạn đều có thể đem đến cho bạn nguồn thông tin hữu ích và cơ hội việc làm tiềm năng. Vì thế, đừng lơ là việc kết nối, giữ liên lạc một cách chân thành với thầy cô, bạn bè hay các anh chị cựu sinh viên.
Rèn luyện tinh thần cởi mở, học hỏi
Trên tất cả, cho dù bạn phải đối mặt với vấn đề gì thì điều quan trọng vẫn là giữ cho tâm trí được cởi mở. Không có “đúng” hay “sai” hoàn toàn khi lựa chọn nghề nghiệp, chỉ có các dạng kinh nghiệm khác nhau. Đừng giới hạn mình vào một lối suy nghĩ mà bỏ lỡ nhiều cơ hội.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.