Hàng ngàn các cuộc tấn công mạng Internet nhằm chiếm dụng thông tin của người dùng diễn ra hàng ngày ở khắp các quốc gia đã khiến cho thế giới mạng trở nên bất ổn, thiếu an toàn. Nguy cơ hiện hữu đó đã khiến nguồn nhân lực An toàn thông tin được ráo riết “săn đón” trong thời gian gần đây. Để hiểu rõ hơn về thực trạng này, chúng tôi đã có buổi trò chuyện với thầy Nguyễn Kim Tuấn - Trưởng Bộ môn An toàn thông tin, Khoa Công nghệ thông Tin, Đại học (ĐH) Duy Tân.

Thầy Nguyễn Kim Tuấn đứng lớp giảng dạy tại ĐH Duy Tân

PV: Có phải các cuộc tấn công để đánh cắp thông tin người dùng tăng đột biến trong thời gian qua đã khiến cho nhân lực An toàn Thông tin trở nên “đắt giá”. Đây cũng là lý dó khiến ngành học này trở nên “nóng sốt”, được nhiều thí sinh đăng ký theo học trong thời gian gần đây, thưa thầy?

Thầy Nguyễn Kim Tuấn: Trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, công nghệ mạng và Internet đã có những bước phát triển vượt bậc, đặc biệt đóng vai trò chủ chốt trong hầu hết các lĩnh vực như kinh tế, thương mại, truyền thông,… Đối với các doanh nghiệp, mạng máy tính và internet không chỉ là những công cụ hữu ích giúp quản lý hoạt động nội bộ mà còn có ý nghĩa quan trọng hỗ trợ chiến dịch truyền thông, quảng cáo với tầm ảnh hưởng lớn tới người dùng. Tuy nhiên, cũng chính bởi sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ mà vấn đề An ninh và An toàn thông tin của doanh nghiệp đã có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia. Trước thực trạng đó, không chỉ riêng các tổ chức hay doanh nghiệp mà ngay cả các cá nhân sử dụng internet cũng có nhu cầu được bảo vệ khi số lượng các cuộc tấn công, chiếm dụng thông tin người dùng ngày càng nhiều nhiều hơn. Nguồn nhân lực với chuyên môn An toàn thông tin hiện nay đang rất được trọng dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có VN. Đó cũng là lý do vì sao trong những năm gần đây, ngành An toàn thông tin lại nhận được nhiều sự quan tâm của phụ huynh, thí sinh.

Đội ISITDTU của ĐH Duy Tân xếp hạng Nhất tại VN và thứ 18 thế giới trên bảng xếp hạng CTFTime

PV: Là ngành học có vai trò quan trọng như vậy, ĐH Duy Tân đã xây dựng chương trình đào tạo với những điểm mạnh gì để tạo nên sự khác biệt cho sinh viên ngành An toàn thông tin của trường?

Thầy Nguyễn Kim Tuấn: Là một trong số các ngành học được nhà trường đầu tư ngay từ những ngày đầu thành lập, ĐH Duy Tân tự tin có những thế mạnh nhất định trong đào tạo ngành CNTT. Trong đó phải kể đến hợp tác với ĐH Carnegie Mellon - 1 trong 4 trường ĐH mạnh nhất về CNTT của Mỹ từ năm 2008 để: chuyển giao chương trình đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ.

Ngay từ năm thứ nhất, sinh viên (SV) sẽ được trang bị kiến thức cơ sở định hướng ngành Kỹ thuật mạng/An ninh mạng. Bên cạnh đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm, ĐH Duy Tân còn chú trọng đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, các phòng lab chuyên dụng để SV bắt kịp sự phát triển công nghệ, đáp ứng yêu cầu công việc trong thời đại 4.0.

Hệ thống open lab tại đây sẽ giúp SV chủ động trong việc thực nghiệm các mô hình tấn công/phòng thủ trên không gian mạng đang diễn ra trong thực tế. Nhà trường còn thường xuyên mời các chuyên gia trong lĩnh vực IT trên cả nước về giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm thực tế chuyên sâu trong lĩnh vực tấn công, phòng thủ trên không gian mạng với SV. SV cũng được trường tạo điều kiện tham gia các cuộc thi thực hành An toàn thông tin lớn trong- ngoài nước để tích luỹ kinh nghiệm thực tế trước khi ra trường.

PV: Đó cũng là cơ sở để hiểu vì sao SV Duy Tân luôn xếp hạng Nhất trong các cuộc thi An toàn thông tin khu vực miền Trung, nằm trong Top đầu các cuộc thi An toàn thông tin toàn quốc và quốc tế, đúng không thầy?

Thầy Nguyễn Kim Tuấn: Trong 7 năm trở lại đây, SV ngành An toàn thông tin của ĐH Duy Tân luôn đứng top đầu của khu vực miền Trung và Tây nguyên. Các em luôn có mặt ở vòng Chung kết Toàn quốc các cuộc thi An toàn thông tin quốc gia và của các tập đoàn lớn như:

“Sinh viên với An toàn Thông tin” (Bộ GD-DT cùng Hiệp hội An toàn thông tin VN tổ chức),

MastesCTF (Tập đoàn Viettel tổ chức),

WhiteHatCTF (Tập đoàn BKAV tổ chức),

Secathon VNPT (Tập đoàn VNPT tổ chức),

MeepwnCTF (Công ty Bảo mật VNSecurity tổ chức).

Chỉ trong năm 2018 và 2019 gần đây, SV ngành An toàn thông tin của ĐH Duy Tân đã liên tiếp giành nhiều giải thưởng lớn như:

Giải Nhì Cuộc thi Secathon VNPT 2018,giải Nhất Cuộc thi Byte Bandits CTF 2019 diễn ra vào ngày 13.4.2019. Đây là cuộc thi thực hành An toàn thông tin online quốc tế uy tín do Viện Khoa học Công nghệ Quốc gia Ấn Độ tổ chức. Việc giành giải Nhất tại cuộc thi này đã đưa đội ISITDTU vượt lên xếp thứ Nhất tại VN và đứng thứ 18 thế giới trên bảng xếp hạng CTFTime.

Giải Ba và vị trí thứ Tư Cuộc thi “SV với An toàn thông tin Quốc gia” 2018,

Vị trí thứ Tư Cuộc thi MastesCTF 2018.

Đội ISITDTU của ĐH Duy Tân đã xuất sắc lọt vào top 10 (xếp thứ 8/65 đội) tại vòng Chung kết của Cuộc thi Thực hành An toàn thông tin nổi tiếng có độ khó cao của Thuỵ Sỹ là “Insomni’hack 2019” vào tháng 3.2019 vừa qua.

Đặc biệt, đội ISITDTU đã vượt qua 318 đội chơi để giành giải Nhất Cuộc thi Byte Bandits CTF 2019 diễn ra vào ngày 13.4.2019. Đây là cuộc thi thực hành An toàn thông tin online quốc tế uy tín do Viện Khoa học Công nghệ Quốc gia Ấn Độ tổ chức. Việc giành giải Nhất tại cuộc thi này đã đưa đội ISITDTU vượt lên xếp thứ Nhất tại VN và đứng thứ 18 thế giới trên bảng xếp hạng CTFTime.

Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam trao tặng Giấy khen cho ĐH Duy Tân

PV: Trong rất nhiều câu hỏi gửi về ĐH Duy Tân, các thí sinh rất quan tâm tìm hiểu vềPentester” (người kiểm tra xâm nhập), vốn đang nổi lên như một hiện tượng và được đánh giá là dạng nhân lực chuyên sâu góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo An ninh mạng. Thầy có thể giúp chia sẻ rõ hơn về vấn đề này?

Thầy Nguyễn Kim Tuấn: Trong những năm gần đây, nhu cầu giao dịch trên không gian mạng ngày càng cao. Môi trường mạng máy tính nói riêng và Internet nói chung đã mang lại lợi ích không nhỏ cho nhiều người dùng, tổ chức, doanh nghiệp và cả xã hội. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn không ít rủi ro khi số lượng các cuộc tấn công trên không gian mạng ngày càng nhiều, quy mô càng lớn, hậu quả khó lường hơn, và đặc biệt, trình độ chuyên môn và ý thức của kẻ tấn công ngày càng đáng quan ngại. Vì vậy các tổ chức/doanh nghiệp ngày nay đều ý thức rằng, trước khi đưa một sản phẩm, một hệ thống vào hoạt động trên không gian mạng thì nó phải được qua bước kiểm thử bảo mật (Penetration Testing) để có thể hoạt động ở mức độ an toàn cao nhất có thể. “Pentester” chính là hình thức nhân lực có trình độ cao, hoạt động với nhiệm vụ là người kiểm thử bảo mật, kiểm tra xâm nhập nhằm đảm bảo An toàn thông tin mạng.

Có thể hiểu một cách đơn giản hơn, “Tester” là làm nghề kiểm thử chất lượng sản phẩm phần mềm, trong khi đó “Pentester” là làm nghề kiểm thử mức độ bảo mật, an toàn của các hệ thống thông tin, bao gồm cả:

Phần mềm ứng dụng web,

Hạ tầng hệ thống mạng,

Hệ thống máy chủ mạng,

Chính sách An toàn thông tin của tổ chức/doanh nghiệp,...

ĐH Duy Tân đang đào tạo và cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực “Pentester” chất lượng cao, do đó, các thí sinh nếu muốn trở thành những “Pentester” đúng nghĩa thì hãy đến ĐH Duy Tân và học ngành An toàn thông tin.

PV: Sau một thời gian đào tạo, ĐH Duy Tân đã tách An toàn thông tin thành một ngành học riêng. Điều này đã thể hiện sự lớn mạnh trong đào tạo ngành An toàn thông tin tại trường, thưa thầy?

Thầy Nguyễn Kim Tuấn: Có thể nói, trong nhiều năm qua, nhờ sự cộng hưởng của nhiều yếu tố như: Kinh nghiệm đào tạo trong lĩnh vực Kỹ thuật mạng máy tính; Việc chuyển giao chương trình đào tạo An ninh mạng từ ĐH Carnegie Mellon (Mỹ), và Sự đầu tư có trọng điểm vào các phòng thực hành an ninh mạng, an toàn thông tin chuyên sâu của nhà trường,...

Khoa CNTT và Khoa Đào tạo quốc tế, ĐH Duy Tân đã cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng có thể làm việc trong cả lĩnh vực Quản trị mạng nói chung và An toàn thông tin nói riêng. Đồng thời, SV ngành Kỹ thuật mạng của ĐH Duy Tân đã gặt hái nhiều thành tích tốt trong các cuộc thi thực hành An toàn thông tin từ trong nước đến quốc tế. Chính những điều này đã được Hiệp hội An toàn thông tin VN, Bộ GD-ĐT và các doanh nghiệp lĩnh vực An toàn thông tin khắp cả nước ghi nhận, tin tưởng. Cũng từ đó mà ĐH Duy Tân đã rất tự tin đào tạo nhân lực An toàn thông tin tại trường.

Trong bối cảnh cả nước đang khát nhân lực An toàn thông tin như hiện nay, việc “danh chính - ngôn thuận” trong đào tạo An toàn thông tin của ĐH Duy Tân là hết sức cần thiết. Điều này cũng thể hiện được trách nhiệm của ĐH Duy Tân đối với vấn đề an ninh, an toàn thông tin của quốc gia nói chung bên cạnh mục tiêu xây dựng thành phố thông minh của Đà Nẵng nói riêng.

Mùa tuyển sinh 2019, ĐH Duy Tân tiếp tục đưa ra nhiều suất học bổng ưu đãi đặc biệt dành cho sinh viên ngành An toàn Thông tin, cụ thể:

9 suất học bổng toàn phần (miễn 100% học phí toàn khóa học) cho những thí sinh đăng ký vào học bất kỳ chuyên ngành nào của chương trình Tiên tiến & Quốc tế chuẩn CMU có tổng điểm xét tuyển 3 môn từ Kỳ thi THPT Quốc gia đạt >=23 điểm.

15 suất học bổng của Hãng máy bay Boeing (Mỹ) cho chương trình CMU trị giá 20.000.000 VNĐ/Suất.

720 suất học bổng Duy Tân với tổng trị giá hơn 1 tỉ đồng cho phương thức Xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT Quốc gia có tổng điểm 3 môn ≥ 3 điểm (so với điểm trúng tuyển).

700 suất học bổng với tổng trị giá 1 tỉ đồng cho phương thức Xét tuyển bằng Học bạ THPT được cấp cho những thí sinh có tổng điểm 3 môn xét tuyển lớp 12 (cột cả năm) đạt từ 22 điểm trở lên.

Học bổng 5.000.000 đồng/ suất cho năm học đầu tiên Áp dụng đối với những thí sinh đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải khuyến khích trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia.

Các bạn có thể xem thêm thông tin về đào tạo ngành An toàn thông tin của ĐH Duy Tân tại đây: Khoa Công nghệ thông tinKhoa Đào tạo quốc tế


Mọi chi tiết liên hệ Trung tâm Tuyển sinh, ĐH Duy Tân
254 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng
Đường dây nóng: 1900.2252 - 0905.294390 - 0905.294391
Website: http://tuyensinh.duytan.edu.vn
Email: tuyensinh@duytan.edu.vn

Nguồn: Đại học Duy Tân

Báo Thanh Niên
19.04.2019

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.