Dự giờ hay diễn kịch?

08/10/2016 07:23 GMT+7

Đặt vấn đề như thế có vẻ hơi... khập khiễng, vì dự giờ là hoạt động 'hằng tuần chiếu lệ' của nhà trường; còn diễn kịch là hoạt động thuộc lĩnh vực sân khấu.

Hai “thể loại” này chẳng ăn nhập gì với nhau. Vậy nhưng mỗi lần nhóm bộ môn, tổ chuyên môn lên lịch dự giờ, GV thường gọi là “lịch diễn”.
Gọi thế là xuất phát từ thực tế... chủ quan của tiết dạy có đồng nghiệp dự. HS được học trước những câu hỏi kèm đáp án. Mức độ khó dễ của câu hỏi tùy theo năng lực, trình độ của từng đối tượng mà áp vào cho đúng. GV chuẩn bị kỹ các tình huống sư phạm: HS A “đột nhiên” hỏi sâu về bài giảng, HS B “bỗng dưng” có sự liên hệ thực tiễn rất hay. Cái này lấy điểm dữ lắm vì giáo dục gọi đó là động não, là khơi gợi trí lực HS. Thứ năm mới có lịch dạy nhưng thứ ba, thứ tư GV đã tập dượt cho HS khá nhuyễn rồi.

tin liên quan

Chưa 'chữa được bệnh ngồi nhầm lớp'
Năm 2006, Bộ GD-ĐT chính thức phát động phong trào 'Nói không với bệnh thành tích trong giáo dục', trong đó khẳng định cần chấm dứt tình trạng HS không đạt yêu cầu tối thiểu về kết quả học tập mà vẫn cho lên lớp.

Tiết dạy diễn ra theo đúng “kịch bản”. Ban giám hiệu xoa tay khen tiết dạy hoàn mỹ. HS học như thế là quá tốt. GV đứng lớp được xếp loại giỏi sau khi được đồng nghiệp “thổi” lên bằng những lời có cánh. Nhưng thực tế, GV có thực sự giỏi không, HS có thực sự học tốt không, điều đó những người “trong chăn” biết rõ hơn ai hết.
Đó là nói dự giờ ở trường. Còn dự giờ được cấp phòng tổ chức thì xôm tụ hơn. GV các trường phải di chuyển hàng chục cây số mới tới địa điểm. Trường đăng cai đầu tư cho tiết dạy trước đó mấy tuần. Cả trăm GV dự giờ đứng ngồi lố nhố khiến GV và HS của tiết thao giảng này toát mồ hôi hột.

tin liên quan

Đám tang đâu phải là nơi reo hò, chụp hình, xin chữ ký
Những hình ảnh không đẹp như: hò reo phấn khích khi gặp người nổi tiếng, thậm chí còn xin chụp hình chung, xin chữ ký, gây náo loạn… đã liên tục xuất hiện trong các đám tang của 'sao' Việt khiến nhiều người ngán ngẩm.

Điều đáng nói, để “diễn” cho nhuyễn, GV và HS phải tập luyện, nghĩa là dạy trước vài ba lần. Đương nhiên, để có thời gian “luyện” bài học có dự giờ này thì bài học khác bị ép, bị cắt gọt, bị “đơn giản hóa” (giảng cho có).
Về phần HS, các em chỉ chăm bẵm đợi đến “câu hỏi dành cho mình” thì giơ tay trả lời. HS nào xong phần việc của mình thì có quyền... lơ đãng.

tin liên quan

Câu chuyện giáo dục: Chúng ta đang bỏ rơi con em?
Các bậc làm cha mẹ hiện nay có con học phổ thông phần lớn có tâm lý phó mặc việc dạy dỗ, giáo dục cho thầy cô giáo. Còn nghĩa vụ của cha mẹ là chu cấp đầy đủ cho con học.

Có trường, một nhóm bộ môn chỉ lèo tèo vài GV nhưng cứ dự giờ đi, dự giờ lại đến độ thấy mặt nhau là... ớn. Một GV kể: “Mình ở xa, có buổi nghỉ trong tuần tính tranh thủ soạn bài, chấm bài. Nhưng vì... lịch diễn của trường mà phải vượt hàng chục cây số, bỏ công việc thực chỉ để dự một tiết dạy “ảo”. Nhiều lúc tiếc hùi hụi khoảng thời gian ấy”. Một GV khác thì nói: “Tổ chức dự giờ rình rang làm gì? Nên thôi đi. Lâu lâu ban giám hiệu đột xuất một cái sẽ biết chính xác GV của mình dạy như thế nào. Chứ cứ lên lịch, “diễn” rồi khen với nhau, cảm xúc sư phạm của GV bị xơ cứng. HS cũng chẳng lợi lộc gì với những tiết học như thế”.
Công bằng mà nói, dự giờ là một trong những hình thức học hỏi, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn của GV. Mục đích này sẽ đạt được với điều kiện người dạy tự nhiên, người học tự nhiên. Còn cứ “diễn” thế này, hoạt động dự giờ trở nên vô cùng nhàm chán.

tin liên quan

Bi hài chuyện giáo dục giới tính: 'Con hỏi gì bậy bạ quá!'
Trong tháng 8 vừa qua, trên nhiều trang mạng xuất hiện những hình ảnh, câu chuyện về một bé trai khoảng 5 tuổi không chịu ngủ trưa mà cứ muốn làm 'chuyện người lớn' với một bé gái cùng lớp mẫu giáo, khiến nhiều phụ huynh hoang mang.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.