Điểm thi THPT không tốt, vẫn còn cơ hội vào đại học

11/08/2020 08:00 GMT+7

Kỳ thi tốt nghiệp THPT đã kết thúc. Lúc này, tâm trạng mỗi thí sinh mỗi khác. Người vui vì làm bài tốt. Người buồn vì dự đoán kết quả không được như ý.

Vậy nếu làm bài chưa tốt thì phải làm sao bây giờ? Có phải con đường vào đại học của mình đã khép lại và đặt dấu chấm hết cho tương lai?

Quẳng gánh lo đi tìm đường vào đại học

Nếu có kết quả thi không tốt, ngay sau khi có kết quả điểm thi, thí sinh (TS) còn có cơ hội chỉnh lại danh sách nguyện vọng cho phù hợp với số điểm mình có. Nên chọn những ngành nghề có điểm chuẩn vừa tầm, đừng bắt bản thân nhảy cao quá sức để rồi “xôi hỏng bỏng không”. Trường hợp không may mắn hơn nữa là trượt hết các nguyện vọng thì cánh cửa đại học vẫn mở rộng nếu bạn dùng tới các phương thức xét tuyển khác. Đời còn nhiều đường đi, cổng trường đại học có lắm lối vào nên nếu bản thân đã cố gắng hết sức trong kỳ thi vừa rồi thì sắp tới hãy chọn con đường mà mình vừa sức nhất.
Xét tuyển học bạ đã là hình thức xét tuyển tối ưu được nhiều TS chọn lựa và các trường đại học ở các nước tiên tiến trên thế giới cũng sử dụng phương thức xét tuyển này. Bởi việc xét học bạ được xem là đánh giá được năng lực của một TS trong một thời gian dài, minh bạch và công bằng. Kỳ thi THPT dù là kỳ thi ai có năng lực sẽ đạt điểm cao, ai ôn luyện tốt sẽ đạt kết quả tốt nhưng cũng tồn tại yếu tố khách quan bên ngoài như sức khỏe, tâm lý, thời tiết… Xét học bạ không như vậy, vì nó là điểm bạn có hằng ngày trên lớp nên bạn dễ dàng tính toán được mức điểm của mình là bao nhiêu, mạnh yếu ở môn nào và có kế hoạch cụ thể cho ngành học, trường học mà mình lựa chọn. TS cũng sẽ được cộng thêm điểm ưu tiên theo quy định ưu tiên của Bộ GD-ĐT. Không chỉ đạt được mục tiêu trúng tuyển đại học, điểm học bạ “đẹp” còn giúp các TS có cơ hội nhận được nhiều suất học bổng đầu vào giá trị. Tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành có rất nhiều gói học bổng dành cho sinh viên xét tuyển ở cả 4 phương thức.

Vào trường đạt chuẩn quốc tế với điểm học bạ, tại sao không ?

Thụ hưởng môi trường học tập tốt, chất lượng đào tạo đạt chuẩn quốc gia, khu vực và thế giới, sinh viên trong suốt thời gian học tập, rèn luyện tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành ngoài nền tảng kiến thức cơ sở còn được trau dồi nhiều kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, được học tập, nghiên cứu cùng đội ngũ giảng viên chất lượng, đặc biệt là có cơ hội làm quen với môi trường làm việc thực tế và học hỏi kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên doanh nhân đều là các chuyên gia đầu ngành. Điều này giúp sinh viên chuyên tâm hơn vào việc học, tự tin hội nhập với bạn bè quốc tế trong xu hướng toàn cầu.
Thí sinh nhập học tại ĐH Nguyễn Tất Thành

Thí sinh nhập học tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

TS có thể dùng học bạ của mình để xét tuyển vào 44 ngành đào tạo của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành thuộc 5 khối ngành: sức khỏe, kinh tế, kỹ thuật - công nghệ, xã hội - nhân văn, nghệ thuật - mỹ thuật. Trong năm 2020, ngoài tiêu chí tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm hoặc trung bình cả năm lớp 12 đạt từ 6,0 trở lên, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành bổ sung tiêu chí xét tuyển học bạ 3 học kỳ (gồm 1 học kỳ của lớp 10, 11 và lớp 12, tổng điểm trung bình 3 học kỳ này đạt từ 18 điểm trở lên).
Thời gian xét tuyển ở tiêu chí này cũng được chia thành nhiều đợt. Hồ sơ bao gồm: Phiếu đăng ký xét tuyển theo biểu mẫu, bản sao công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, bản sao học bạ THPT, giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có). Lưu ý các TS tốt nghiệp năm 2020 có thể nộp trước phiếu đăng ký xét tuyển và bản sao học bạ THPT để ưu tiên xét tuyển trong những đợt đầu tiên sau đó tiếp tục hoàn thiện và bổ sung hồ sơ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.