Dễ dãi xét tuyển thẳng vào ĐH bằng học bạ!

26/05/2017 09:40 GMT+7

Nếu trước đây hình thức ưu tiên xét tuyển vào ĐH chỉ dành cho đối tượng học sinh giỏi được ghi nhận bằng các giải thưởng ở quy mô lớn thì nay có thêm xét học bạ. Trong đó, có những trường đưa ra tiêu chí quá đơn giản.

Ưu tiên trường THPT có ký kết hợp tác!
Quy chế tuyển sinh năm nay quy định có 2 loại ưu tiên xét tuyển. Trong đó, quy định của Bộ GD-ĐT chỉ dành cho học sinh (HS) giỏi từng đoạt giải các kỳ thi cấp quốc gia (văn hóa, năng khiếu), có tham gia kỳ thi THPT quốc gia và đã tốt nghiệp. Còn hình thức ưu tiên xét tuyển theo phương thức riêng của từng trường thì rất đa dạng với nhiều tiêu chí khác nhau.
Trong đề án tuyển sinh được công bố trên website của Bộ, năm nay Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM mở rộng ưu tiên xét tuyển thẳng các đối tượng có năng lực, thu hút nhân tài với các chính sách rõ ràng, cụ thể và hấp dẫn hơn. Ngoài đối tượng tuyển thẳng theo quy định của Bộ, trường có tới 5 diện ưu tiên theo quy định riêng. Trong đó, trường tuyển thẳng HS lớp chuyên của các trường THPT chuyên và năng khiếu nếu có điểm trung bình 5 học kỳ (trừ học kỳ 2 lớp 12) loại khá (7 điểm với hệ đại trà và 6,5 điểm với hệ chất lượng cao). Bên cạnh đó, trường dành 5% chỉ tiêu để ưu tiên xét tuyển thẳng HS học lực khá của 200 trường phổ thông tốp đầu cả nước với điểm trung bình 5 học kỳ phổ thông từ 7,5 điểm trở lên (đại trà) và 7 điểm trở lên (chất lượng cao).

tin liên quan

Lưu ý khi xét tuyển vào ĐH bằng học bạ
Ngày 27.4, trong chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến “Trúng tuyển ĐH thông qua xét tuyển học bạ”, các chuyên gia đã lưu ý những điểm đặc biệt để trúng tuyển theo phương thức này.

Đáng lưu ý nhất là việc ưu tiên cho HS các trường phổ thông có ký kết hợp tác với trường ĐH này về hướng nghiệp, tuyển sinh, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Danh sách trường phổ thông có ký kết này theo công bố trong đề án là 57 đơn vị, nếu sử dụng mức tối đa mỗi trường 10 HS thì sẽ có tới 570 HS được tuyển thẳng vào trường cũng với học lực khá.
Trường ĐH Tài chính - Marketing xét tuyển thẳng HS trường chuyên, năng khiếu và trường có điểm trung bình thi THPT quốc gia cao nhất 2 năm qua cho 25% chỉ tiêu đào tạo. Trường này chỉ yêu cầu 1 năm HS giỏi, 2 năm còn lại chỉ cần học lực tiên tiến và điểm trung bình 3 năm phổ thông của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển không nhỏ hơn 6.
Ngay cả ĐH Quốc gia TP.HCM năm nay cũng dành tới trên 3.000 chỉ tiêu để ưu tiên xét tuyển HS giỏi của 116 trường phổ thông (trường chuyên, năng khiếu, trường đứng đầu cả nước về kết quả thi THPT quốc gia hai năm 2015, 2016). HS được nộp hồ sơ nếu có đủ 3 điều kiện: tốt nghiệp năm 2017, đạt danh hiệu HS giỏi và hạnh kiểm tốt 3 năm THPT. Nguyên tắc xét tuyển là ưu tiên HS có điểm trung bình 3 năm các môn trong tổ hợp xét tuyển vào ngành đăng ký theo thứ tự từ cao xuống thấp. Chỉ khi đồng điểm mới xét đến tiêu chí phụ là chất lượng bài luận và thư giới thiệu của giáo viên. Như vậy, phương thức này xét HS giỏi nhưng thực tế chỉ căn cứ đơn thuần vào kết quả học bạ phổ thông.

Kết quả học bạ có đáng tin cậy?
Ngày càng nhiều trường ĐH công lập tham gia xét tuyển HS giỏi nhưng chỉ dựa vào kết quả học bạ. Hình thức ưu tiên xét tuyển này sẽ không là vấn đề nếu điểm học bạ phổ thông của HS đáng tin cậy. Theo lãnh đạo một trường ĐH, số liệu thống kê năm trước cho thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa trung bình điểm thi THPT quốc gia so với trung bình học bạ của cùng một thí sinh. Trong đó, ở nhiều địa phương điểm trung bình học bạ của HS cao hơn nhiều so với kết quả thi thực tế. Điều này ít nhiều phản ánh sự không thực chất trong đánh giá học lực và cho điểm của HS.
Từ phân tích đó, người này cho rằng sẽ đến một lúc các trường ĐH lớn cần phân tích dữ liệu để có sự so sánh giữa phương thức ưu tiên xét tuyển với xét kết quả thi. Một khi việc cho điểm của các trường phổ thông có xu hướng cao hơn thực tế để “đón đầu” phương án xét tuyển học bạ của các trường thì phương thức này không nên tiếp tục nếu thực sự muốn tuyển được HS giỏi.

tin liên quan

Sẽ bỏ biên chế ngành giáo dục
Từng bước giảm dần biên chế viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tăng dần hợp đồng lao động, hướng tới xóa bỏ biên chế trong các đơn vị công lập nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo của người lao động...

Nhận định này không vô cớ nếu nhìn lại lịch sử tuyển sinh. Năm 1998, khi Bộ thí điểm tuyển thẳng vào ĐH, CĐ dựa trên kết quả tốt nghiệp ở các địa phương: Yên Bái, Hòa Bình, Ninh Thuận, An Giang và các trường phổ thông vùng cao Việt Bắc thì có hiện tượng nhiều HS được tăng điểm học bạ và điểm thi tốt nghiệp lên hơn 2 lần.
Sau một năm ĐH Quốc gia TP.HCM áp dụng ưu tiên xét tuyển với HS giỏi của các trường phổ thông chuyên, năng khiếu, đại diện một đơn vị thành viên ĐH này cho rằng kết quả sơ bộ sau một học kỳ của thí sinh được ưu tiên xét tuyển thẳng từ các trường chuyên và năng khiếu không nổi bật hơn nhiều so với những thí sinh trúng tuyển vào các trường bằng kết quả thi THPT quốc gia với mức điểm trung bình 7 điểm/môn. (Còn tiếp)

tin liên quan

Bỏ biên chế trong ngành giáo dục, nên hay không?
Nhiều ý kiến tranh luận trước thông tin sắp tới Bộ GD-ĐT giảm dần biên chế viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tăng dần hợp đồng lao động, hướng tới xóa bỏ biên chế trong các đơn vị công lập.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.