Dạy con ‘thời 4.0’: Đừng là phụ huynh bất lực

13/03/2018 14:00 GMT+7

Chúng ta hoảng loạn giữa cơn bão công nghệ đổ xuống đầu con trẻ, chúng ta ám ảnh và hoang mang về tác hại cả về thể chất lẫn tinh thần mà thiết bị điện tử có thể gây ra cho con cái chúng ta.

Câu hỏi đặt ra là nếu tách con và cả cha mẹ khỏi các thiết bị thông minh đó thì liệu chúng ta có đi ngược xu hướng?
Không thể phủ nhận sự tiện lợi của các thiết bị thông minh đang phục vụ cho cuộc sống hằng ngày, chiếc điện thoại hay máy tính bảng làm thay nhiệm vụ dỗ con ăn, giúp con giải trí, dạy con học và cũng là phương tiện để ông bà, cha mẹ, con cái nhìn thấy nhau thường xuyên hơn khi mọi người không có nhiều thời gian bên cạnh nhau... Nhưng song song đó, những thông tin đa chiều trên mạng xã hội khiến cha mẹ đặt câu hỏi “cần dũng cảm bỏ điện thoại xuống hay cần học cách sống chung với công nghệ, đặc biệt trong giáo dục con cái?”.
Phụ huynh thông thái: Hãy hiểu về STEM
Thay vì hoang mang và loay hoay với những tác hại của thiết bị di động, tại sao cha mẹ không thử định nghĩa với con máy tính bảng, điện thoại, TV thông minh chính là bách khoa toàn thư?
Trên các diễn đàn giáo dục mới nhất về cải cách giáo dục trường học, từ khóa thu hút các phụ huynh là STEM, với hi vọng STEM có thể được đưa vào giờ học chính thức tại trường. Nhưng không ít người thoáng nghe qua thuật ngữ xa lạ này, đã lắc đầu ái ngại: Lại thêm thử nghiệm chuột bạch nào cho đám trẻ?
Vậy STEM có phải là cái gì đó cao siêu ngoài tầm hiểu biết của phụ huynh?
Một cậu bé 4 tuổi đã kể với mẹ rằng “hôm nay ở góc khám phá, cô giáo con nói là nếu mình bỏ quả trứng vào trong nước muối thì quả trứng sẽ nổi” và câu chuyện của hai mẹ con tối hôm đó nhờ chiếc máy tính bảng trợ giúp đã trở nên thật sinh động và thú vị. Những hình ảnh, kiến thức trực quan từ một trò chơi rất nhỏ ngày hôm đó tương lai sẽ được giải thích trong môn vật lý, hóa học… mà các em sẽ học ở trường và đó là sự khởi đầu thật đơn giản cho giáo dục STEM - một nội dung giáo dục tích hợp gần đây được chú trọng trên toàn cầu.
Hiểu một cách cơ bản, trước đây ở thời phổ thông, chúng ta học toán, lý, hóa như các môn rời rạc, thiếu sự liên kết và những yếu tố thực tế hấp dẫn để học sinh thấy được lợi ích và yêu thích những môn học đó. STEM không thế. Từ giờ học chính khóa, STEM dạy toán, lý và công nghệ… có thể qua bài tập dạy cho trẻ học cách xây một cây cầu mô hình. Tính toán kích thước, góc độ cầu thế nào, nguyên tắc vật lý nào để cây cầu trụ vững và dùng những đồ nghề nào của môn lắp ghép kỹ thuật để tạo thành một mô hình cây cầu thực tế. Với trẻ nhỏ hơn, các bé có thể học cách tạo ra các trò chơi cho chính mình từ những bài học thực tế...
Phương pháp giáo dục STEM được áp dụng cho học sinh tiểu học Mỹ, giúp các em chơi mà học, học mà chơi
Phương pháp giáo dục STEM được áp dụng cho học sinh tiểu học Mỹ, giúp các em chơi mà học, học mà chơi
Bài bản hơn, thuật ngữ giáo dục tích hợp STEM đã ra đời từ Mỹ từ thế kỷ 20, là chữ viết tắt tiếng Anh của bốn từ: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học). Từ lâu, STEM được lồng ghép vào chương trình học phổ thông của nhiều nước tiên tiến. Kết hợp khoa học cơ bản và công nghệ, giáo dục tích hợp STEM hướng học sinh dùng những tri thức được học giải quyết các bài toán cụ thể trong đời sống cá nhân hoặc cộng đồng, một kiểu học đi đôi với hành theo một nghĩa lý tưởng.
Công nghệ là công cụ đắc lực để giúp con học STEM
Thực tế đáng buồn là STEM vẫn còn xa lạ với nền giáo dục Việt Nam. Chỉ khoảng 3 năm gần đây, STEM mới được các cơ sở giáo dục tư nhân nhắc đến. Một số trường điểm tại các thành phố lớn cũng bắt đầu giới thiệu nội dung này trong các giờ học ngoại khóa.
Chính vì vậy, thay vì nỗi lo làm sao tách con ra khỏi các thiết bị công nghệ thì hãy biến công nghệ thành phương tiện hữu hiệu truyền tải STEM cho con.
Hãy truyền cảm hứng khám phá cho các em bằng phương pháp giáo dục đầy hứng khởi như STEM
Đó cũng là cách chuẩn bị tốt nhất cho con khi đứng trước những thay đổi tất yếu của nền kinh tế tri thức, nơi mà những học sinh thành công nhất không phải những em nhỏ ngoan nhất, giỏi học thuộc lòng nhất, mà là những đứa trẻ tự tin nắm bắt kiến thức, hiểu được lý do của việc học, hứng thú khám phá và không sợ hãi sáng tạo. Cha mẹ có thể là người thầy dạy công nghệ đầu đời tốt nhất cho con, bạn tin không?
Với Samsung, mang tính nhân văn vào công nghệ là nhiệm vụ hàng đầu. Vì chúng tôi tin rằng công nghệ chỉ có ý nghĩa khi giúp kết nối con người, nâng tầm cuộc sống và kiến tạo một tương lai tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Hãy cùng chúng tôi truyền cảm hứng giáo dục, mang đến trang thiết bị hiện đại cùng phương pháp học tập hứng khởi với chuỗi sự kiện “Truyền cảm hứng khám phá” tại:
- 19.3: ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP.HCM)
- 20.3: ĐH Công nghệ SG
- 21.3: ĐH Sư phạm Kỹ thuật
- 22.3: ĐH Tôn Đức Thắng
- 23.3: ĐH Bách Khoa (ĐH TP.HCM),
Thông tin chi tiết: https://kientaotuonglai.vn/
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.