Đâu khó để học vượt và sử dụng nhiều sách giáo khoa

29/04/2019 08:03 GMT+7

Việc cho phép học sinh học vượt hay sử dụng nhiều bộ sách giáo khoa trong thời gian vừa qua gây nhiều tranh cãi. Tuy vậy trên thực tế, những vấn đề này đã tồn tại trong giáo dục từ rất lâu.

Những người sống ở miền Nam trước đây không lạ gì chuyện tự học. Có nhiều lý do để các học sinh tự học, như nhà nghèo không có tiền và thời gian (vì phải lao động kiếm sống), vì ở quê lớn tuổi mới đi học. Có anh chị học nhảy một năm vài ba lớp, mà sau này vẫn học lên cao, có người sau này làm giảng viên, giáo sư đại học, lãnh đạo các đại học, thứ trưởng, bộ trưởng…
Xem ra, chuyện tự học, học nhảy xảy ra trong quá khứ khá nhiều nhưng sau này lại là của hiếm, ít học trò học vượt lớp hơn. Chẳng nhẽ chuyện vượt lớp chỉ bắt đầu từ những khó khăn? Có thể đó là lý do, nhưng ngoài ra còn có một điều ít khi chúng ta đề cập tới: sự thông thoáng của một chính sách.
Về tài liệu học tập, thời gian qua, mọi người bàn nhiều về sách giáo khoa phải biên soạn thế nào? Ai mới là người được biên soạn. Rồi ai sẽ chọn sách: thầy, trò, phụ huynh…, rối như canh hẹ.
Một chị là giảng viên đại học vừa nghỉ hưu năm nay nói với tôi: “Hồi em học lớp 7, học môn toán ở Quy Nhơn, em có 2 cuốn sách toán, một của thầy Nguyễn Văn Dương, một của thầy Đinh Quy. Sách của thầy Nguyễn Văn Dương viết dễ đọc, dễ hiểu, tự học được nên em dùng để đọc bài trước ở nhà. Sách của thầy Đinh Quy khó hơn nên chỉ để chọn bài tập nâng cao và thường được em mang lên lớp để hỏi thầy. Em cũng không biết là thầy giáo dạy toán của em dùng tài liệu nào để giảng dạy”.
Các anh chị có gia đình làm trường tư trước năm 1975 cho biết, các tài liệu đều do các giáo sư biên soạn. Các trường có thể mời các giáo sư có quan điểm giảng dạy khác nhau, nhất là các môn khoa học xã hội. Như vậy việc biên soạn sách, việc lựa chọn sách để học giản đơn hơn những tranh luận trên báo chí vừa qua khá nhiều.
 
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.