Đào tạo nghề khi robot thay thế con người

31/08/2017 07:51 GMT+7

Để nguồn nhân lực của VN bắt nhịp được với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì hệ thống giáo dục nghề nghiệp cần được 'lột xác'.

Xu thế tất yếu
Tại hội thảo chuyên đề “Vai trò của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với giáo dục nghề nghiệp” do sở LĐ-TB-XH tổ chức sáng 30.8, các chuyên gia đã nêu ra nhiều thách thức xung quanh việc làm thế nào để nguồn nhân lực VN đang ở giai đoạn 2.0 vươn lên 3.0 nhưng vẫn có thể ứng dụng những tiến bộ của cuộc cách mạng 4.0 trong quá trình làm việc. Để đáp ứng mục tiêu này đòi hỏi các hệ thống giáo dục nghề nghiệp cần nhanh chóng thay đổi để thích ứng.
Ông Nguyễn Thế Trung, Tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ DTT, nhìn nhận sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra nhanh và mạnh với quá nhiều thiết bị thông minh như điện thoại, mạng xã hội, công nghệ số hóa, công nghệ sinh học, công nghệ nano, nhiều robot hoàn toàn có thể thay thế con người làm các việc từ đơn giản cho tới phức tạp.
Ông Trung nêu rõ: “Khi làm việc với nhiều tập đoàn lớn cả trong nước và quốc tế, tôi thấy nhiều doanh nghiệp thay thế lao động là con người bằng robot. Cụ thể, khi làm việc với Tập đoàn Canon, tôi được biết từ năm 2016 họ đã tính toán đến việc robot sẽ thay thế con người. Vì vậy nhân sự trong năm 2017 sẽ giảm. Tương tự, Công ty Samsung ở VN cũng sử dụng robot thay thế nhân công ở một số công đoạn. Về cơ bản trong tương lai những việc đơn giản thì robot sẽ làm thay con người. Đó là xu thế tất yếu”.

tin liên quan

Dự báo cần chính xác và dài hạn
Đó là ý kiến được nhiều chuyên gia chia sẻ khi bàn giải pháp tăng cường vai trò điều tiết của các cơ quan chức năng trong việc định hướng lựa chọn ngành nghề của học sinh sau khi kết thúc THPT.
Đào tạo học viên có thể làm 3 - 4 việc cùng lúc
Điều các trường cần làm lúc này là vạch ra chiến lược đào tạo những con người đa năng. Phải đào tạo để giúp học viên không ngại giải quyết một vấn đề chưa rõ ràng, có phương pháp vừa làm vừa học chứ không chỉ học một lần rồi áp dụng mãi.
Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cho biết: “Chỉ cần ngủ một đêm dậy là đã khác. Vậy nên việc đào tạo cũng cần xem xét thay đổi để kịp thời đáp ứng nhu cầu của xã hội. Việc giáo dục nghề nghiệp cần giúp học viên có tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, kỹ năng quản lý con người, kỹ năng làm việc với người khác, có kỹ năng về trí tuệ cảm xúc có khả năng ra quyết định, khả năng thỏa thuận và khả năng nhận thức một cách linh hoạt”.
Phải giáo dục làm sao để học viên không chỉ làm đúng một việc đã định hướng mà phải có kế hoạch đào tạo khi ra trường họ có thể làm cùng lúc 3 - 4 việc. Đào tạo kỹ năng linh hoạt về nhận thức sẽ là thứ rất cần. Đặc biệt, kỹ năng làm việc giữa người với người như tranh luận, hợp tác… đó là những thứ mà robot chưa thay thế được.
Ông Nguyễn Thế Trung cho rằng buộc phải đào tạo lại hết đội ngũ giáo viên, thậm chí là phải thay mới rất nhiều. Tuy nhiên, để đào tạo lại sẽ rất khó và chi phí cho việc này rất lớn. Muốn giải quyết vấn đề đó, chúng ta có thể học cách làm của nước ngoài là tận dụng các doanh nghiệp trong việc bồi dưỡng kiến thức thực tế cho giáo viên và đưa ra các dự án để sinh viên có thể thực hành.
Theo ông Trung, để cải thiện bức tranh nghề nghiệp trong tương lai, lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp phải có những giải pháp cụ thể. Chương trình giảng dạy trong tương lai phải hướng đến học qua hành và qua STEM (Khoa học - Công nghệ - Kỹ thuật - Toán học).
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.