'Cô ơi, con đã biết pha nước chanh'

20/11/2017 10:03 GMT+7

Ngồi cùng các bạn lau chén, đũa, Trần Đăng Minh Sơn, lớp 6 Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (TP.HCM) đã reo lên: 'A, đây là đũa cô ơi'.

       
Và thế rồi, cả cô và trò cùng vui mừng khi Minh Sơn lần lượt phát hiện ra muỗng, ly, tô…
Minh Sơn cho biết: “Ở nhà, đến bữa ăn, ba mẹ thường cho cơm vào tô để con ăn với muỗng nên cũng không biết đũa có hình dạng thế nào. Đây là lần đầu con biết”. Cô Nguyễn Thị Thu Sương, Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (TP.HCM), đã giúp các học sinh (HS) khiếm thị kỹ năng để làm những việc mà người bình thường ai cũng làm được.
Gắn bó với HS khiếm thị ngay từ khi tốt nghiệp ngành sư phạm mầm non đến nay đã gần 30 năm, cô Sương tâm sự: “Tôi chẳng có kinh nghiệm gì, mà phải học từ chính các em, từ đồng nghiệp để vun vén cho nghề. Hằng ngày chứng kiến khuôn mặt học trò ngước lên mà không nhìn thấy vạn vật xung quanh, thấy thương các em và cả người thân của các em. Từng có học trò tâm sự, khi ba mẹ con già rồi ra đi thì con không biết sống ra sao. Từ đó tôi nghĩ rằng, ít nhất phải dạy cho học trò của mình biết làm những việc đơn giản để tự phục vụ bản thân”.
Dẫn từng nhóm học trò đi siêu thị chuẩn bị các loại thực phẩm, cô Sương tạo cơ hội cho học trò cảm nhận và biết được đâu là đậu bắp, đậu que, đâu là rau ngót, hay rau cải là thế nào… Sau đó, về đến lớp học, cô hướng dẫn cách nhặt rau, cầm tay chỉ cách ngắt đậu thế nào cho vừa, cho đẹp.
Cô tâm sự: “Trẻ bình thường thì nhìn người lớn làm có thể bắt chước một cách ngẫu nhiên các thao tác. Còn trẻ khiếm thị thì hoàn toàn khác, tất cả đều phải dạy. Tuy nhiên, HS ở đây không chỉ khiếm thị mà còn mắc đa tật nên chậm phát triển; do vậy có thể vừa nghe cô chỉ xong là có thể quên ngay, đòi hỏi người dạy phải kiên nhẫn. Nếu không tâm lý, nóng nảy thì việc dạy vừa không hiệu quả lại khiến học trò tổn thương”.

tin liên quan

'Người thầy lớn nhất đời tôi là ba'
Ba tôi đã đi xa, ông chưa từng được nhận từ tôi một bông hoa, tấm thiệp nào, nhưng tự sâu thẳm trong tim mình, ông là người thầy lớn nhất đời tôi.
Theo cô Sương, dạy trẻ không chỉ biết tự phục vụ bản thân mà cô còn có mục đích giúp học trò có vị trí trong gia đình. Ít nhất có thể làm việc nhà đơn giản như lau chén, quét nhà để không bị mặc cảm là người thừa.
Niềm vui của cô Sương đến từ những điều rất đặc biệt. Chẳng hạn như khi HS Nguyễn Lê Diễm Quỳnh reo lên: “Cô ơi, con có thể pha nước chanh cho ba mẹ uống” hay một phụ huynh vui vẻ khoe: “Cô ơi, Thanh Mai về nhà làm dưa cải chua, cả xóm ăn thử, ai cũng khen, còn đặt hàng bé làm nữa”.
Những giáo viên quyết liệt đổi mới - ảnh 6
Những giáo viên quyết liệt đổi mới - ảnh 6

T

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.