Cô giáo vùng cao và những năm tháng đẹp nhất cuộc đời

Nếu nói tuổi đôi mươi là những năm tháng đẹp nhất cuộc đời thì cô giáo Nguyễn Thị Hải Hà đã dành trọn quãng thời gian đẹp nhất ấy cống hiến cho giáo dục huyện nghèo Đakrông, tỉnh Quảng Trị.

Nếu nói tuổi đôi mươi là những năm tháng đẹp nhất cuộc đời thì cô giáo Nguyễn Thị Hải Hà đã dành trọn quãng thời gian đẹp nhất ấy cống hiến cho giáo dục huyện nghèo Đakrông, tỉnh Quảng Trị.

Cô Hà là 1/64 giáo viên tiêu biểu của chương trình: Chia sẻ cùng thầy cô, năm 2015. 
Cô Hà nhớ như in chiều mưa đầu tiên đi nhận công tác tại trường tiểu học Pa Nang, xã Pa Nang, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị khi vượt những con dốc cao ngất cùng đồng nghiệp đẩy xe máy vượt dốc vào nơi công tác mà vất vả như bộ đội ngày xưa đẩy pháo vào trận địa. Có những con dốc dài phải mất tới 4 giờ để vượt qua. Khởi hành từ sáng sớm, cô Hà và động nghiệp vượt qua 6 con dốc thì đồng hồ đã điểm 21 giờ đêm.
Buổi tối đầu tiên điểm trường, mưa ngút trời. Trong căn phòng ở tạm của điểm trường bản Ngược thuộc trường tiểu học Pa Nang. Không đủ chỗ ngủ, hai thầy giáo đi cùng nhường cho hai cô Hà nơi ngủ không bị dột. Nhóm đồng nghiệp nam thì mất cả đêm hì hục, sửa sang mái nhà tránh mưa.
Cô giáo vùng cao và những năm tháng đẹp nhất cuộc đời 1Quãng thời gian ấy không hề có những ánh buồn mà chỉ có nụ cười minh chứng rõ nhất cho sức trẻ
Gian khổ là thế nhưng cuộc sống của giáo viên cắm bản như cô Hà vẫn có tràn ngập nụ cười. Cô Hà và đồng nghiệp góp phần truyền thụ cho học sinh nơi vùng sâu này biết chữ, có tri thức để bước vào đời lập nghiệp.
Cô giáo vùng cao và những năm tháng đẹp nhất cuộc đời 2Cô Hải Hà đã dành trọn quãng thời gian đẹp nhất ấy cống hiến cho giáo dục huyện nghèo Đakrông, tỉnh Quảng Trị
Miền sơn cước Pa Nang với cô Hà là mảnh đất đặc biệt, ở đó cô đã tìm thấy người cùng đi chung đường suốt quãng đời còn lại. Từ bản Ngược, từ mái nhà tranh tre tạm bợ, mùa hè nóng gay gắt, mùa đông chẳng đủ ấm, từ trong những lấm lem bùn lầy, từ mồ hôi, nước mắt, cô và bạn đời đã tìm thấy nhau. Giờ đây, Pa Nang trở thành quê hương thứ hai, nơi cô và chồng mình cùng xây tổ ấm và tiếp tục những cuộc hành trình “cõng chữ lên non” như bao đồng nghiệp khác để lên với bản Bù, Tà Mên, Ngược… Pa Nang bây giờ đã không còn là một địa danh xa lạ như cách đây 7 năm. Khi cô Hà ngỡ ngàng nhận quyết định trúng tuyển, Pa Nang bây giờ giản dị thân thương hơn nhưng cũng sâu sắc, vì nơi ấy đã là nhà.
Cô giáo vùng cao và những năm tháng đẹp nhất cuộc đời 3Mảnh đất Pa Nang cho cô một tổ ấm ý nghĩa để cô biết trân trọng hơn những ngày tháng đẹp nhất của tuổi thanh xuân
Gần 8 năm cống hiến cho sự nghiệp “trồng người” tại huyện nghèo Đkrông, cô Hà nhận nhiều giấy khen và danh hiệu cao quý. Giấy khen như danh hiệu: Lao động tiên tiến. năm học 2011 - 2012 của UBND huyện Đakrông; “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở” nhiều năm liền từ 2012 - 2015; giấy khen của Hội khuyến học huyện Đkrông, Ban chấp hành Công đoàn giáo dục huyện Đakrông, UBND xã Pa Nang…
Cô Hà chia sẻ, công sức được ghi nhận lại càng thêm biết ơn những đoạn đường lầy lội đã cho cô biết trân trọng hơn sự chung tay, giúp sức dù chỉ là để đẩy xe qua một viên đá chắn giữa con đường dốc để đến trường. Những em học sinh dù chưa thật xuất sắc đã cho cô biết trân trọng hơn những tiến bộ dù là nhỏ nhất. Và cả những người dân vùng cao vì những sự sẻ chia, quý mến nghĩa tình giản dị dù là bé nhỏ, những đêm không điện đã cho cô biết trân trọng hơn sự gần gũi, mến thương, đoàn kết của tình đồng nghiệp, mảnh đất đã cho cô một tổ ấm ý nghĩa để cô biết trân trọng hơn những ngày tháng đẹp nhất của tuổi thanh xuân mà cô đã dành trọn cho vùng khốn khó này.
Chương trình: Chia sẻ cùng thầy cô, do T.Ư Hội LHTN Việt Nam, Bộ Giáo dục - Đào tạo phối hợp cùng Tập đoàn Thiên Long tổ chức nhằm tri ân các thầy cô giáo xung kích tình nguyện công tác tại các trường học điểm lẻ ở các huyện miền núi có điều kiện kinh tế khó khăn, có nhiều cống hiến, đóng góp vào sự nghiệp giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội.
Cô giáo vùng cao và những năm tháng đẹp nhất cuộc đời
Chia sẻ sau chuyến đi thực tế thăm thầy cô giáo cắm ban ở vùng cao phía Bắc, tiến sĩ Võ Văn Thành Nghĩa, Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Long cho biết, , những chuyến đi thăm giáo viên cắm bản ở vùng cao, vùng sâu là dịp nắm bắt thực tế khó khăn trong sinh hoạt, giảng dạy… của thầy cô giáo, cũng như tâm tư, tình cảm của những tấm lòng biết hi sinh vì sự học. Những cảm nhận hết sức chân thực này, chúng tôi hi vọng sẽ làm nên một chương trình chia sẻ thật sự có giá trị và ý nghĩa đối với những người “cõng chữ” đi “cắm bản”. Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô năm nay tuyên dương 64 giáo viên tiêu biểu ở các lớp học điểm lẻ tại 64 huyện nghèo toàn quốc. Thông tin về các thầy cô được cập nhật đầy đủ tại website www.chiasecungthayco.com.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.