Cô giáo dùng mỹ thuật để kéo trẻ khỏi màn hình công nghệ

14/12/2016 11:02 GMT+7

Tại New Zealand, rất nhiều phu huynh muốn kiểm soát thời lượng con trẻ sử dụng thiết bị công nghệ. Tuy nhiên, việc này không hề dễ dàng. Một nữ họa sĩ đã nảy ra sáng kiến độc đáo là sử dụng hội họa thay thế công nghệ.

Nữ họa sĩ Lani Eyles và các em học sinh trong lớp học vẽ - Ảnh chụp màn hình New Zealand Herald
Các chuyên gia khuyến cáo không nên tiếp xúc với màn hình điện thoại, máy tính bảng quá 2 giờ/ngày. Thế nhưng, rất nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ em New Zealand dành từ 4,5 đến 6,5 giờ mỗi ngày để dán mắt lên màn hình, theo New Zealand Herald.
Để kéo trẻ khỏi màn hình công nghệ, nữ họa sĩ Lani Eyles ở thành phố Rotorua, New Zealand đã tìm cách thay thế thói quen dùng điện thoại, máy tính bảng của trẻ bằng niềm vui hội họa.
Eyles mở các lớp dạy vẽ cho học sinh tuổi từ 6 đến 13, đặc biệt là những em gặp vấn đề với thiết bị công nghệ. Các lớp học vẽ không những giúp bọn trẻ rời mắt khỏi màn hình mà còn giúp kích thích tư duy sáng tạo.
“Bản thân là một họa sĩ, tôi rất muốn quay trở lại khi còn 8 tuổi để hiểu được suy nghĩ của các em”, cô Eyles nói với New Zealand Herald.
Cuộc sống dán mắt với màn hình công nghệ không phải là cuộc sống thực sự. Nó sẽ gây ra vấn đề. Cô Eyles cho rằng hội họa có thể giúp các em khám phá nhiều ý tưởng mới.
“Tôi muốn tạo ra một môi trường hoàn toàn tự do. Ở đó, các em có thể vẽ bất kỳ thứ gì đã nảy ra trong đầu”, cô nói thêm. Thông thường, mỗi lớp học kéo dài khoảng 1 tiếng rưỡi.
Bé Delta Eliza Kitson, một học sinh tham gia lớp học của cô Eyles, đã rất thích thú khi được vẽ. Ông Adrian Kitson, cha của bé, cho biết trước đây Delta luôn dán mắt vào thiết bị công nghệ. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi nhờ lớp vẽ của cô Eyles.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.