Bộ Y tế chưa nhận được thông tin bổ sung, Bộ GD-ĐT đã cấp phép !

Ngày 26.11, trao đổi với PV Thanh Niên , ông Nguyễn Minh Lợi, Phó cục trưởng Cục Khoa học - Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế cho biết Bộ chưa có ý kiến cuối cùng về vấn đề này.

Ngày 26.11, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Minh Lợi, Phó cục trưởng Cục Khoa học - Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế cho biết Bộ chưa có ý kiến cuối cùng về vấn đề này.

Theo đó, ông Lợi cho hay, Bộ có công văn trả lời chỉ ủng hộ Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ mở ngành y đa khoa với điều kiện nhà trường hoàn thiện hồ sơ mở ngành theo yêu cầu chuyên môn mà Bộ Y tế đã đề xuất. 
Tuy nhiên, hiện Bộ Y tế không được tiếp cận với hồ sơ cuối cùng xin mở ngành của trường nên không biết đã được hoàn thiện hay chưa.
Ông Lợi khẳng định, liên quan tới việc mở các ngành y đa khoa và dược của Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ, Bộ Y tế không hề có một đoàn thẩm định độc lập nào, mà chỉ được cử một thành viên tham gia vào đoàn thẩm định của Bộ GD-ĐT do một Phó vụ trưởng Vụ GD ĐH làm trưởng đoàn (ngày 5.10.2015). Đây cũng là lần đầu tiên Bộ Y tế được cử thành viên tham gia đoàn thẩm định mở ngành y dược do Bộ GD-ĐT tổ chức.
Thành viên của Bộ Y tế đã góp ý với đoàn thẩm định (và sau này có văn bản gửi trực tiếp cho trường) là yêu cầu trường hoàn thiện một số tiêu chí về chuyên môn căn cứ vào yêu cầu điều kiện mở ngành y dược mà trước đó Bộ Y tế từng đề xuất với Bộ GD-ĐT. Chẳng hạn, về đội ngũ giảng viên cơ hữu, theo đề nghị của Bộ Y tế, tối thiểu phải đạt 50 giảng viên chuyên ngành có trình độ thạc sĩ trở lên mới đủ điều kiện để mở một ngành mới, trên thực tế trong danh sách của hồ sơ mở ngành chỉ có 47 người với ngành y đa khoa.
“Vấn đề không chỉ thiếu 3 người so với khuyến cáo của Bộ Y tế mà ngay trong 47 người đó chỉ có 17 người có cam kết, còn 30 người chưa có cam kết tham gia làm giảng viên cơ hữu cho trường”, ông Lợi nói.
Hồ sơ mở ngành y đa khoa của trường không có thông tin nào cho thấy có sự tham gia của giảng viên cơ hữu của nhà trường sẽ được phép làm việc hoặc tham gia dạy cho sinh viên tại cơ sở thực hành chính ngoài nhà trường (được xác định là Bệnh viện Đức Giang, Q.Long Biên, Hà Nội).
“Nếu không có điều kiện này, khi sinh viên đi thực tập tại cơ sở thực hành ngoài nhà trường sẽ không có người dạy”, ông Lợi giải thích.
Tuy nhiên, đến thời điểm này Bộ Y tế không hề nhận được thông tin bổ sung hồ sơ từ trường cũng như từ Bộ GD-ĐT. Còn theo thông tin của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khi trả lời Báo Thanh Niên, số giảng viên cơ hữu ngành y đa khoa trong hồ sơ xin mở ngành của trường này là 47 người.
Cùng ngày, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường cho biết tới đây 2 Bộ sẽ tăng cường hậu kiểm các trường đang đào tạo ngành y - dược. Cơ sở nào không đáp ứng các yêu cầu, điều kiện Bộ Y tế sẽ kiến nghị ngừng tuyển sinh. Cả nước hiện có hơn 70 trường được đào tạo chuyên ngành về y, dược từ trung cấp đến ĐH. Bộ Y tế cũng đang đề xuất và xây dựng chính sách tổ chức thi chứng chỉ hành nghề theo thông lệ quốc tế.
Liên quan đến việc Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội được Bộ GD-ĐT cho phép được đào tạo ngành y, dược, ông Cường cho rằng một trường ĐH có thể đào tạo được nhiều ngành nếu có đủ năng lực nhưng buộc phải đảm bảo các yêu cầu. Tuy nhiên, cần có chế độ hậu kiểm sau khi cấp phép. Với việc trường này dự kiến đầu vào xét tuyển từ 20 điểm sẽ có sự chênh lệch rất lớn về điểm số với các trường đào tạo y, dược hàng đầu hiện nay là 28 - 29 điểm cho 3 môn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.