Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Tuyệt đối không để ra xảy ra “lọt” đề

Hà Ánh
Hà Ánh
15/06/2018 15:06 GMT+7

Chiều nay 15.6, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị về công tác thi THPT quốc gia và tuyển sinh năm 2018. Tham dự chỉ đạo hội nghị có Phó thủ tướng Vũ Đức Đam.

Hội nghị được tổ chức trực tuyến qua 5 đầu cầu truyền hình: Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ. Tham dự có đại diện các cơ sở giáo dục ĐH, CĐ và TC đào tạo giáo viên trong toàn quốc.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết mục đích tổ chức hội nghị là bàn về công tác thi THPT quốc gia và tuyển sinh năm 2018, nhằm hạn chế sai sót nhỏ nhất có thể xảy ra.

“3 năm nay chúng ta thực hiện kỳ thi “2 trong 1”, vừa xét tốt nghiệp vừa phục vụ tuyển sinh. Năm đầu có nhiều thành công nhưng cũng bộc lộ không ít vấn đề. Năm 2016 và 2017 kỳ thi đã tốt lên nhiều, trong đó năm ngoái việc tuyển sinh được đánh giá thành công nhưng vẫn còn một số hạn chế, bất cập”, Bộ trưởng nhìn nhận.

Theo Bộ trưởng, năm nay cần khắc phục những bất cập để thực hiện kỳ thi tốt hơn nữa. Đặc biệt từ công tác chuẩn bị để kỳ thi diễn ra an toàn, hiệu quả, tuyệt đối không sơ sót, không lọt lạc đề thi. Ví dụ việc lọt đề thi vừa rồi, 1 giáo viên nhưng làm ảnh hưởng kỳ thi. Việc tổ chức xét công nhận tốt nghiệp và tuyển sinh cũng phải bài bản, đúng theo quy chế. Kinh nghiệm cho thấy nguyên nhân gốc rễ của những sai sót là không nắm rõ quy chế, không đọc, đọc tắt quy chế.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói thêm, công tác xét tuyển năm ngoái cơ bản thành công nhưng còn một số hạn chế. Ví dụ nguyện vọng xét, điểm đầu vào, chỉ tiêu... Theo bộ trưởng, các trường được phép tự chủ nhưng phải chịu trách nhiệm, trước hết là chất lượng đầu vào và sinh viên đầu ra.

Lưu ý về công tác tuyển sinh năm nay, bộ trưởng đề nghị các trường ĐH, dù khó khăn nhất cũng không thể “vơ” bằng mọi cách. Thương hiệu trường được xây dựng từ điểm đầu vào, điểm đầu vào thấp quá vừa không đào tạo được vừa ảnh hưởng chất lượng đào tạo.

Phát biểu trước 5 đầu cầu, hội nghị lưu ý: “Hội nghị này không phải để tổng kết để báo cáo thành tích mà phân tích nhằm những hạn chế bất cập trong kỳ thi và xét tuyển để rút kinh nghiệm
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.