Bổ sung nội dung chiến tranh biên giới phía Bắc vào sách giáo khoa

23/02/2016 14:07 GMT+7

Bộ Giáo dục - Đào tạo cho biết sẽ bổ sung những sự kiện lịch sử đặc biệt quan trọng nhưng còn thiếu vắng trong sách giáo khoa hiện hành, trong đó có cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc .

Bộ Giáo dục - Đào tạo cho biết sẽ bổ sung những sự kiện lịch sử đặc biệt quan trọng nhưng còn thiếu vắng trong sách giáo khoa hiện hành, trong đó có cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc.
 

chien-tranh-bien-gioi-phia-BacBộ Giáo dục - Đào tạo khẳng định sẽ bổ sung thông tin đầy đủ hơn về cuộc chiến tranh biên giới
phía Bắc vào sách giáo khoa mới
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo cho biết: Trong quá trình biên soạn chương trình, sách giáo khoa mới, Bộ sẽ lắng nghe ý kiến góp ý của các chuyên gia, các nhà sử học để đưa nội dung còn được ít đề cập trong sách giáo khoa lịch sử hiện hành vào sách giáo khoa mới. Trong đó, có các cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc Việt - Trung, Việt Nam - Camphuchia và một số nội dung liên quan đến Trường Sa, Hoàng Sa…
Ông Hiển giải thích thêm: sách giáo khoa hiện hành tuy không nhiều và chưa đề cập đầy đủ nhưng cũng đã nói đến các nội dung trên ở bài học chính hay các bài đọc thêm.
Cũng theo ông Hiển, trong khi chờ chương trình, sách giáo khoa mới, Bộ luôn khuyến khích các địa phương, giáo viên cập nhật, bổ sung những nội dung, kiến thức đã được thực tiễn thừa nhận, chứng minh vào bài dạy cho học sinh.
Trước đó, một số giáo viên dạy lịch sử đã phản ánh, sách giáo khoa lịch sử trong chương trình hiện hành chỉ có vỏn vẹn 11 dòng nói về cuộc chiến biên giới 1979. Giáo sư Vũ Dương Ninh, Tổng chủ biên cuốn sách giáo khoa Lịch sử 12 cho biết để đưa được thông tin về cuộc chiến tranh biên giới 1979 vào sách giáo khoa Lịch sử 12 chỉ với 11 dòng nhưng cũng là sự cố gắng rất lớn của các tác giả.
Theo Giáo sư Vũ Dương Ninh, bản thân các tác giả viết sách cũng không thỏa mãn với dung lượng ít ỏi về cuộc chiến biên giới 1979 trong sách giáo khoa. Việc đưa quá ít thông tin về cuộc chiến này cũng không nói lên được bản chất, diễn biến của lịch sử.
Trong những cuộc hội thảo quốc gia về việc đổi mới cách dạy học lịch sử thời gian vừa qua, rất nhiều chuyên gia, giáo sư Sử học đã đề nghị sách giáo khoa mới nhất thiết phải coi trọng sự thật lịch sử hơn nữa, bổ sung những sự kiện đặc biệt quan trọng nhưng còn “trống vắng” trong sách giáo khoa, cụ thể như sự kiện Hải chiến Hoàng Sa năm 1974' chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc năm 1978-1979; trận chiến Vị Xuyên bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1984; trận đánh Gạc Ma bảo vệ Trường Sa năm 1988…
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.