Giảm thu 1.700 tỉ đồng mỗi năm từ cắt, giảm thuế

22/10/2015 05:53 GMT+7

Ký kết 10 hiệp định thương mại tự do, chủ động gia nhập sân chơi TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương), phải cắt giảm một loạt dòng thuế xuất, nhập khẩu khiến ngân sách giảm 1.700 tỉ đồng mỗi năm trong giai đoạn 2016 - 2025.

Ký kết 10 hiệp định thương mại tự do, chủ động gia nhập sân chơi TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương), phải cắt giảm một loạt dòng thuế xuất, nhập khẩu khiến ngân sách giảm 1.700 tỉ đồng mỗi năm trong giai đoạn 2016 - 2025.

Sẵn sàng áp thuế tự vệ bảo vệ doanh nghiệp trước sân chơi toàn cầu - Ảnh: Ngọc ThắngSẵn sàng áp thuế tự vệ bảo vệ doanh nghiệp trước sân chơi toàn cầu - Ảnh: Ngọc Thắng
Đó là đánh giá tác động của dự thảo luật Thuế xuất nhập khẩu (sửa đổi) ngày 21.10 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội (QH) khóa 13.
Tăng khả năng phòng vệ thương mại
Báo cáo trước QH của Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho thấy qua 10 năm thực hiện luật đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn và xu hướng hội nhập.
Nghỉ sớm khi thảo luận luật Kế toán
Sáng 21.10, QH nghe tờ trình, thẩm tra và cho ý kiến về luật Kế toán (sửa đổi). Đây là dự thảo khá quan trọng liên quan đến chuẩn mực, chế độ kế toán tuy nhiên do “nặng” về kỹ thuật nên trong phiên thảo luận buổi sáng, chỉ có tất cả 4 đại biểu phát biểu, nên QH đã nghỉ sớm vào lúc 9 giờ 15 phút.
Theo báo cáo, VN đã ký 10 hiệp định thương mại tự do (FTA), cam kết xóa bỏ thuế quan vào thời điểm cuối cùng trung bình khoảng 90% số dòng thuế. Khi ký kết các FTA, mức độ tự do hóa sẽ đạt 97 - 98%. Tốc độ cắt giảm nhanh và nhiều như vậy, buộc VN phải tính đến các phương án phòng vệ thương mại, chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống phân biệt đối xử trong nhập khẩu hàng hóa. Đặc biệt, để đảm bảo có đủ cơ sở pháp lý để có thể xử lý các trường hợp phát sinh, dự án luật bổ sung nội dung: Trường hợp lợi ích VN theo các điều ước quốc tế bị xâm hại hay vi phạm, Chính phủ báo cáo QH quyết định áp dụng biện pháp thuế phòng vệ khác phù hợp.
Áp lực giảm thu ngân sách
Đánh giá tác động, theo Bộ Tài chính giai đoạn 2005 - 2010, số thu bình quân từ thuế xuất, nhập khẩu chiếm khoảng 15 - 16% tổng thu ngân sách nhà nước. Những năm gần đây, do tác động của việc thực hiện các cam kết về cắt giảm thuế quan, tỷ trọng thu ngân sách từ thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong tổng thu giảm dần. Cụ thể, năm 2011 thu 65.622 tỉ đồng, chiếm tỷ trọng 9,09%; nhưng ước tính năm 2015 số thu dự kiến là 81.200 tỉ đồng, chiếm tỷ trọng 8,11% tổng thu ngân sách.
Dự kiến, luật mới làm tăng thu trực tiếp cho ngân sách 1.200 tỉ đồng khi quy định không miễn thuế hàng hóa tạo tài sản cố định cho dự án ODA, quy định không miễn thuế ô tô là phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân trên 24 chỗ ngồi... Tuy nhiên, cũng sẽ giảm thu 800 tỉ đồng từ việc miễn, giảm một số dòng thuế.
Tốc độ giảm thu ngân sách nặng nề hơn kể từ năm sau khi dự kiến tác động của việc thực hiện các cam kết WTO và của 10 hiệp định thương mại tự do đã ký. Theo ước tính, mức độ giảm thu ngân sách trung bình trong giai đoạn 2016 - 2025 của các hiệp định này vào khoảng 77 triệu USD/năm, tương đương giảm thu ngân sách về thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu khoảng 1.700 tỉ đồng/năm.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.