Giảm cân: Chớ tìm cách gây chán ăn

09/09/2015 08:00 GMT+7

Nguyên tắc chính yếu của việc giảm cân là cân đối năng lượng nạp vào thông qua đường ăn uống và năng lượng tiêu hao để giảm tích tụ và tăng ly giải mỡ trắng. Do đó, lầm tưởng rằng chỉ cần nhịn ăn là có thể giảm cân, giảm mỡ là nhận thức chưa đầy đủ, có thể khiến cơ thể gặp nhiều nguy hiểm.

Nguyên tắc chính yếu của việc giảm cân là cân đối năng lượng nạp vào thông qua đường ăn uống và năng lượng tiêu hao để giảm tích tụ và tăng ly giải mỡ trắng. Do đó, lầm tưởng rằng chỉ cần nhịn ăn là có thể giảm cân, giảm mỡ là nhận thức chưa đầy đủ, có thể khiến cơ thể gặp nhiều nguy hiểm.

BS CKII Nguyễn Viết Quỳnh Thư Trưởng khoa Dinh dưỡng - BV Nguyễn Tri Phương
Chán ăn là dấu hiệu của bệnh lý
Cảm giác thèm ăn khi đói hay ngon miệng khi thưởng thức món ăn rất quan trọng, phản ánh sinh lý bình thường của cơ thể. Ngược lại, tình trạng chán ăn thể hiện có sự trục trặc về sức khỏe tâm thần/ sinh lý.
Việc chủ động gây chán ăn của nhiều chị em với mong muốn cấp tốc giảm cân được xếp vào nhóm "chán ăn tâm thần". Quá ám ảnh về cân nặng dẫn đến sợ đồ ăn, ăn kiêng thái quá, nhịn ăn hay uống thuốc làm giảm cảm giác thèm ăn... đều có thể dẫn đến hậu quả khôn lường.
Cơ thể cần khoảng 30kcal/kg/ngày với đủ 4 nhóm dưỡng chất là tinh bột – đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất để duy trì hoạt động sống. Khi chán ăn tự nhiên hoặc do cưỡng ép, cơ thể có nguy cơ bị thiếu năng lượng, dưỡng chất.
Chán ăn kéo dài (quá 2 tuần) dễ dẫn tới chán ăn mãn tính, báo hiệu mối nguy cho sức khỏe. Bởi các cơ quan sẽ dần suy yếu, sức đề kháng kém, chức năng sinh dục giảm, trí nhớ giảm, tốc độ lão hóa tăng. Theo một thống kê, đã có 10% người mắc chứng chán ăn tử vong và 30% phải đối mặt với các căn bệnh mãn tính kéo theo. Đặc biệt trong số đó, thế giới ghi nhận nhiều trường hợp tử vong do sử dụng các biện pháp cưỡng bức cơ thể chán ăn lâu ngày.
Dùng thuốc gây chán ăn là cách giảm cân phản khoa học, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Mặt khác, do cơ chế bù trừ năng lượng thiếu hụt của cơ thể, người nhịn ăn, giảm ăn cấp tốc khi ngừng chế độ ăn này, sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn trước, hấp thu năng lượng và các chất dinh dưỡng nhanh hơn trước, gây tăng cân mất kiểm soát.
Trong khi đó, quá trình áp dụng các biện pháp gây chán ăn như uống các sản phẩm, thuốc làm giảm cảm giác thèm ăn, thuốc gây chán ăn, mất cảm giác ngon miệng... ẩn chứa nhiều nguy hại khi tác động lên hệ thần kinh trung ương để kích thích cường giao cảm. Người áp dụng không chỉ không muốn ăn mà còn bị mất ngủ, tim đập nhanh, hoa mắt, chóng mặt, cảm thấy nôn nao.
Nguy hại hơn, có những sản phẩm vừa kích thích thần kinh gây chán ăn nhưng đồng thời cũng kích thích vùng tưởng thưởng trên não, khiến cơ thể có cảm giác khỏe mạnh giả tạo trong thời gian đầu áp dụng. Khi dấu hiệu cảnh báo sự mệt mỏi, quá sức bị mất đi sẽ dẫn đến những phản ứng sai mang tính dây chuyền ở toàn bộ hệ thống cơ quan, đặc biệt là tim, gan, thận. Chính vì vậy, những thuốc làm giảm cảm giác thèm ăn thường chống chỉ định với người có tiền sử mắc bệnh tim mạch, huyết áp...
Thực tế, tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới đã cấm lưu hành nhiều loại thuốc giảm cân có cơ chế giảm cảm giác thèm ăn bởi có liên quan đến các vấn đề về tim mạch, tai biến mạch máu não, suy gan, thận..., thậm chí gây tử vong cho không ít trường hợp.
Muốn giảm cân, ăn uống phải khoa học
Từ phân tích ở trên, có thể khẳng định chán ăn, nhịn ăn, ăn kiêng đều không giúp giảm cân bền vững. Trái lại, ăn đủ bữa, ăn phong phú thực phẩm nhưng giảm tổng lượng thức ăn theo tỷ lệ phù hợp sẽ mang lại kết quả tích cực.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn giảm cân đó là “nghèo năng lượng nhưng giàu dinh dưỡng”, đảm bảo cung cấp 30kcal/kg/ngày. Như vậy nên ăn đủ các nhóm thức ăn nhưng cắt giảm những thức ăn chứa nhiều đường, dầu, mỡ, chất béo (đặc biệt là chất béo chuyển hóa), tăng cường rau xanh, trái cây ít ngọt vì chứa nhiều vitamin, chất xơ giúp hạn chế việc nạp thức ăn quá đà. Các loại thức uống đóng chai như nước ngọt, rượu, bia cần hạn chế tối đa.
Thói quen ăn uống cũng rất quan trọng. Nên ăn chậm, nhai kỹ để cơ thể báo hiệu cảm giác no về não bộ một cách chính xác, tránh tình trạng nạp quá nhiều thức ăn. Ăn khi chớm có cảm giác đói và dừng ăn khi bắt đầu có cảm giác no. Không ăn vặt, ăn khuya. Trước bữa ăn có thể uống một cốc nước để giảm bớt dung tích còn trống của dạ dày hay áp dụng quy trình ăn ngược (ăn canh rau, thịt trước khi ăn cơm) sẽ giúp giảm năng lượng nạp vào.
Bên cạnh dinh dưỡng hợp lý, cần tăng cường vận động và thay đổi lối sống như không thức khuya, tránh căng thẳng, không ngồi quá lâu một chỗ để năng lượng dư thừa không có cơ hội tích tụ thành mỡ trắng – “thủ phạm” gây thừa cân, béo phì.
Gần đây, bằng công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy tinh chất thiên nhiên Belaunja & Mangastin giúp tăng ly giải và giảm tích tụ mỡ trắng – thủ phạm gây thừa cân béo phì.
Tinh chất Belaunja và Mangastin có trong LIC tác động trúng đích vào tế bào mỡ trắng – thủ phạm gây tăng cân
Nhờ cơ chế ly giải đúng mỡ trắng ở cấp độ tế bào thành năng lượng nên cơ thể được “tiếp sức” thêm cho các hoạt động, đồng nghĩa với việc giảm cảm giác đói, mệt, thèm ăn một cách hoàn toàn tự nhiên. Đồng thời việc giảm tích tụ ở cấp độ sinh học phân tử giúp hạn chế năng lượng dư thừa được nạp vào từ đường ăn uống tích tụ thành mỡ trắng.
Nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh hai tinh chất Belaunja & Mangastin giúp giảm cân, giảm mô mỡ trắng hiệu quả, đặc biệt ở những vùng tích tụ nhiều như eo, bụng, đùi, mà hoàn toàn không ức chế hệ thần kinh gây chán ăn hay làm mất nước như những biện pháp giảm cân phản khoa học.
Từ các kết quả nghiên cứu, Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo: dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động và sử dụng tinh chất thiên nhiên tác động vào tế bào mỡ trắng là 3 nguyên tắc vàng để giảm cân cần kiên trì thực hiện, thay vì tìm cách gây chán ăn, cố nhịn ăn hay dùng các cách giảm cân cấp tốc.
Xem video bài tập giảm mỡ bụng hiệu quả thực hiện tại nhà

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.