Kỹ xảo phim truyền hình Trung Quốc ngày càng kém

11/04/2021 20:38 GMT+7

Theo QQ , nhiều cảnh phim trong Trường ca hành, Thập nhị đàm, Sơn hà lệnh… khiến khán giả ‘cạn lời’ vì hiệu ứng kỹ xảo lỗi thời.

Chỉ trong 4 tháng đầu tiên của năm 2021, người xem liên tục bất ngờ với những hiệu ứng kỹ xảo “đặc biệt” và có phần kỳ lạ trong các phim truyền hình Trung Quốc. Mới đây, tác phẩm Trường Ca hành đình đám hứng “gạch đá” vì khâu biên tập hình ảnh yếu kém. Điển hình nhất là những phân đoạn dùng hình ảnh minh họa theo phong cách truyện tranh

ẢNH: CẮT TỪ PHIM

Chẳng hạn như trong cảnh Lý Trường Ca (Địch Lệ Nhiệt Ba) chạy trốn hoặc ở các trận chiến quy mô lớn… của Trường Ca hành đều được thay bằng nét vẽ truyện tranh rời rạc. Điều này khiến khán giả mất tập trung và có cảm giác như đang xem thuyết trình PowerPoint có thuyết minh chứ không phải một dự án dài tập được đầu tư của Đằng Tấn (Tencent)

ẢNH: CẮT TỪ PHIM

Cách đây không lâu, Thập nhị đàm từng làm công chúng “há hốc mồm” vì quá sốc trước hiệu ứng người cá như phim thập niên 1990. Cụ thể, phần đuôi cá cứng ngắc, màu sắc vàng và xám khó hiểu, thay vì bơi thì người cá lại… lướt sóng trên mặt nước. “Năm 2021 rồi mà tôi vẫn còn chứng kiến kỹ xảo “3 xu” như thời Tây du ký vậy sao”, một ý kiến cảm thán sau khi xem xong cảnh người cá trong Thập nhị đàm

ẢNH: CẮT TỪ PHIM

Lúc Thập nhị đàm phát sóng, các cảnh phim kỳ quặc về người cá cũng trở thành chủ đề mỉa mai trên khắp phương tiện truyền thông Hoa ngữ lẫn Việt Nam. Cộng đồng mạng cho rằng hiệu ứng kỹ xảo trong Thập nhị đàm chắc chắn sẽ trở thành “huyền thoại” của làng phim ảnh Hoa ngữ

ẢNH: CẮT TỪ PHIM

Đại đường minh nguyệt (Phong khởi nghê thường) cũng chịu đánh giá là kỹ xảo rẻ tiền quá mức. Ở phân đoạn nhân vật của Hứa Ngụy Châu và bạn diễn cùng ngựa rơi xuống núi, cả hai người đều vẫn ngồi yên, tóc hay quần áo đều không có dấu hiệu bị gió thổi

ẢNH: CẮT TỪ PHIM

Đặc biệt, con ngựa trong cảnh quay này trông rất “giả trân”. Phân đoạn trên được nhận xét là thách thức bất kỳ định luật vật lý nào trên Trái đất và giống như một bộ phim Ấn Độ. Vài người còn bức xúc cho rằng đoàn làm phim Phong khởi nghê thường xem thường chỉ số IQ của khán giả

ẢNH: CẮT TỪ PHIM

Sơn hà lệnh cũng không thoát khỏi việc chịu sự chê bai về kỹ xảo. Trong những góc quay toàn cảnh và cần có nhiều diễn viên, đoàn làm phim đã “ăn gian” bằng cách tự “copy - paste” cắt ghép và căn chỉnh trái phải sao cho đồng đều. 

 ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH SOOMPI

 

Do đó, người hâm mộ dễ dàng phát hiện một cảnh phim Sơn hà lệnh nhưng có đến 2 hay 3 nhân vật quần chúng có gương mặt y chang nhau

ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH SOOMPI

Ngoài ra, cảnh Ôn Khách Hành (Cung Tuấn) và Chu Tử Thư (Trương Triết Hạn) dưới nước cũng áp dụng kỹ xảo bị chê là rẻ tiền. Theo QQ, Sơn hà lệnh có vốn đầu tư không cao, nên có thể gặp một số hạn chế trong khâu kỹ xảo hình ảnh

ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH SOOMPI

Trước Trường ca hành, Thập nhị đàmSơn hà lệnh, fan phim truyền hình Hoa ngữ từng “dở khóc dở cười” bởi nhiều cảnh phim có kỹ xảo rất “ảo diệu”. Đơn cử là Đạo mộ bút ký (2015) quy tụ các ngôi sao Hoa ngữ Lý Dịch Phong, Dương Dương… có kinh phí dựng phim hơn 80 triệu NDT (hơn 281 tỉ đồng), nhưng cảnh cháy nổ không thể nào quê mùa hơn, còn những xác chết thì giống như đồ chơi

ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH SOOMPI

Đương nhiên, không thể không nhắc đến Hoa thiên cốt (chiếu năm 2015) với những kỹ xảo côn trùng, sâu bướm, bánh bao… từng làm khán giả phải “câm nín”. Nhiều khán giả cho rằng các đoàn làm phim Trung Quốc sau này dường như vẫn chưa rút kinh nghiệm từ loạt kỹ xảo dởm của Hoa thiên cốt

ẢNH: CẮT TỪ PHIM

Năm 2016, Thiếu nữ toàn phong 2 từng biến thành phim hài vì những cảnh kỹ xảo vô lý và vô nghĩa. Người xem chỉ trích ê-kíp dùng kỹ xảo vô tội vạ, khiến tác phẩm vừa giảm chất lượng vừa làm hỏng cả mạch phim

ẢNH: CẮT TỪ PHIM

Trong bài viết, QQ còn đề cập đến khâu kỹ xảo tệ hại của Thượng cổ mật ước có sự tham gia của các sao Hoa ngữ trẻ tuổi gồm Ngô Lỗi, Tống Tổ Nhi, Vương Khải (TFBoys)… Phim để lại “ấn tượng” và làm người xem phải bật cười với cảnh quay nhân vật của Ngô Lỗi giết chết kẻ thù, khiến hắn hóa thân thành cát biến mất. Một số nguồn tin tiết lộ hiệu ứng kỹ xảo do sinh viên Học viện Điện ảnh Bắc Kinh thực hiện 

ẢNH: CẮT TỪ PHIM

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.