Giải mã những địa danh Sài Gòn từ cây đa trăm tuổi

27/04/2016 14:05 GMT+7

Những cây da (hay còn gọi là cây đa) luôn gắn liền với đời sống của bộ phận dân cư thời xa xưa. Nhiều địa danh Sài Gòn cũng có tên từ những cây da trăm năm như: chợ Cây Da Thằng Mọi (Q1), chợ Cây Da Bà Bầu (Q10), chợ Cây Da Sà (Q6)...

Tuy nhiên, ở Sài Gòn hiện nay những cây da trăm tuổi đã dần biến mất theo thời gian.
Cây da đầu làng
Cây da (Ficus Elastica L.), thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Ở thành phố có trồng một số loại như da búp đỏ (da cao-su), da chai, da lông, da tía...
Cây thuộc loại to, có thể cao tới 20m, nhiều rễ phụ ở cành. Cây da hay trồng ở sân đình, chùa, đầu làng, chợ, giữa cành đồng, bến đò... để lấy bóng mát. Người dân hay lập các am miếu thờ dưới gốc cây vì cho rằng những cây cao, bóng cả (như bồ đề, da, si) là nơi trú ngụ của thần linh (Thần cây da, ma cây gạo).

Trong các chợ xưa ở Sài Gòn, sách Gia Định thành thông chí (1820), Trịnh Hoài Đức đã dành những dòng ghi chép về chợ Cây Da (Khung Dung thị): "Phía nam trấn, dưới chân thành về phía hữu có cây da nhánh rễ rằng ni, bóng lá xum xuê nửa mẫu, người buôn bán nhóm chợ dưới bóng cây. Lúc đầu canh tư người ta đã đi chợ đèn đuốc sáng trưng kẻ đội người gánh những đưa bí rau cải đến nhóm tại đầu chợ phía tây, có người mua sỉ ngồi bán lại; đến sáng đầu chợ phía đông cá thịt và vật hàng mới bày bán" (bản dịch của Tu Trai Nguyễn Tạo).
Cây đa có thân rộng, tán rộng cao nằm trên đường Lý Tự Trọng - Ảnh: Phạm HữuCây đa có thân, tán rộng cao nằm trên đường Lý Tự Trọng - Ảnh: Phạm Hữu
Cổ Gia Định phong cảnh vịnh (bản in NXB C.Guilland et Martinon, Saigon, 1882) do P.J.B. Trương Vĩnh Ký chép ra chữ quốc ngữ và dẫn giải, cũng ghi nhận về địa danh này: Tập Ký ức lịch sử về Sài Gòn và vùng phụ cận (Souvenirs historiques sur Saigon et ses environs, ấn bản 1885) do Nguyễn Đình Đầu lược dịch và chú thích (NXB Trẻ, 1997) mô tả chính xác hơn vị trí của chợ Da Còm: "Trên khoảng Khám đường (nay là Thư viện Khoa học tổng hợp TP. Hồ Chí Minh) và Tòa án mới, xưa có ngôi chợ gọi là chợ Da Còm".
Khu vực đường Bà Hom (quận 6), trước mặt chợ Phú Lâm mới cũng có một cây da tồn tại, tuy nhiên nó vốn là cây da sà (da si, ngừa) nhưng dần dà người dân bản địa lại đọc chệch thành cây da sà.
Theo lời kể của ông Nguyễn Văn Chấp, 75 tuổi, thư ký đình Nghi Hòa, ngụ cư đã 4 đời thì trước đây, ở gần ngã tư Cây Da Sà có một cây da tuổi ước mấy trăm năm. Cây da này rất lớn, đường kính cũng phải vài người ôm, tàn cây phủ rộng vài chục mét, có nhiều nhánh sà xuống. Trong đó, có một nhánh mà rễ cái của nó đường kính đến một người ôm. Bên dưới có ngôi miếu Ngũ Hành. Năm 1956, cây da này chết và ngôi miếu theo đó cũng sụp đổ.
Phía sau chợ Phú Lâm (tên cũ thời Pháp là chợ Gạo) cũng có một cây da. Theo những người dân địa phương, cây da nay đã trên một trăm năm, trước tàn rộng hơn 20m2. Năm 1994, khi xây dựng chung cư dành cho các hộ trong diện giải tỏa dự án đại lộ Đông Tây, miếu thờ Ngũ Hành (miếu Cây Da) ngày trước nằm dưới gốc cây da này đã được di dời vào phía trong. Nay cây da này đã bị chặt đi khi mở rộng đường Bà Hom.
Một cây khác cũng gắn với chợ là cây da Thằng Mọi ở góc đường Nguyễn Trãi- Cống Quỳnh (quận 1), có lẽ đã có thời Lê Văn Duyệt. Nơi này có bán một thứ chân đèn bằng đất nung nặn hình người dân tộc ít người (thằng mọi), đội đèn trên đầu, trong đó đặt một cái tim bấc thấm ngập dầu phộng hay dầu dừa.
Cây da còm bên chợ
Trịnh Hoài Đức dẫn giải về địa danh này: “Chợ Da Còm, đường Chợ Lớn ra chợ Bến Thành, chợ ở ngoài chợ Đũi; lấy ý trong tên cây da còm mà thêm nỡ để ông già gùi đội. Vì hễ Nhà nước thái bình thì không thấy lão già “bất phụ đối ư đạo lộ” (lời thầy Mạnh), ông già không gùi đội nơi đường sá!”.
Hiện nay, xung quanh khu vực này vẫn còn sót lại một số cây da (đa) cổ, có lẽ là dấu vết của chợ Cây Da Còm xưa. Cây đa cổ thụ lớn nhất nằm bên quán cà phê Bách Diệp, trước mặt Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, với 4 cụm rễ to, có lẽ là cây đa lâu năm nhất ở thành phố. Một cây đa nhỏ hơn nằm bên hông Bảo tàng thành phố. Hai cây đa khác khoảng cùng tuổi nhau, mọc đối nhau qua đường Nguyễn Du, trong khuôn viên Tòa án Thành phố Hồ Chí Minh và bên trong dinh Độc Lập.
Cây đa ở Toà án Nhân dân TP.HCM - Ảnh: Phạm Hữu
Cây đa 90 tuổi ở đình Nghi Xuân - Ảnh: Nguyễn Thanh LợiCây đa 90 tuổi ở đình Nghi Xuân - Ảnh: Nguyễn Thanh Lợi
Trong số các địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh, hiện còn bảo lưu một số tên gọi liên quan đến cây đa như: chợ Cây Da Thằng Mọi (xưa ở khoảng đường Cống Quỳnh và đường Lương Hữu Khánh, quận 1), chợ Cây Da Bà Bầu (chợ Nhựt Tảo, quận 10), chợ Cây Da Sà (quận 6), Cây Da Nam Lân (huyện Hóc Môn). Trong sân đình Nghi Xuân (phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân) hiện còn cây đa hơn 90 năm tuổi.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.