Giá USD hôm nay 28.5.2022: Giao dịch ngoại tệ giảm, USD tự do tăng lại

Thanh Xuân
Thanh Xuân
28/05/2022 08:51 GMT+7

Các ngân hàng tiếp tục giảm giá USD trong ngày 28.5. Trước đó, doanh số giao dịch ngoại tệ giữa các nhà băng giảm, lãi suất USD cũng ở mức thấp. Ngược lại, USD tự do tăng giá sau nhiều ngày giảm.

Ngày 28.5, tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố đứng yên ở mức 23.109 đồng/USD, như vậy trong tuần này tỷ giá đã giảm 8 đồng/USD. Một số ngân hàng thương mại giảm nhẹ giá USD 10 - 20 đồng, như Eximbank còn 23.080 - 23.100 đồng/USD ở chiều mua vào và bán ra 23.290 đồng/USD; ACB mua vào còn 23.080 - 23.100 đồng/USD, bán ra còn 23.290 đồng/USD; Vietcombank mua vào ở mức 23.030 - 23.060 đồng/USD và bán ra 23.340 đồng/USD… Đồng bạc xanh trên thị trường tự do quay đầu tăng giá 30 đồng/USD, mua vào lên 23.880 đồng/USD và bán ra 23.920 đồng/USD.

Ngân hàng giảm giá USD

ngọc thắng

Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong kỳ bằng tiền đồng trong tuần từ 16 - 20.5 đạt hơn 1,049 triệu tỉ đồng, bình quân 209.806 tỉ đồng/ngày, giảm 24.269 tỉ đồng/ngày so với tuần trước. Doanh số giao dịch bằng USD quy đổi ra tiền đồng trong tuần đạt khoảng 232.268 tỉ đồng, bình quân 46.454 tỉ đồng/ngày, giảm 4.721 tỉ đồng/ngày so với tuần trước đó. Các kỳ hạn giao dịch USD có doanh số lớn nhất là kỳ hạn qua đêm và 1 tuần với tỷ trọng lần lượt là 82% và 7%. Ngoài ra, lãi suất USD trên thị trường liên ngân hàng cũng ở mức thấp, cụ thể lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm, 1 tuần, 1 tháng tương ứng 0,87%/năm, 0,97%/năm và 1,19%/năm.

Mua vàng ngày Thần Tài lấy hên, 4 tháng sau lỗ đậm

Trên thị trường quốc tế, giá USD biến động lên xuống liên tục trong biên độ hẹp, chỉ số USD-Index dao động từ 101,5 - 102 điểm, đứng ở mức 101,68 điểm vào cuối phiên, giảm nhẹ 0,04 điểm. Giá USD chưa thoát khỏi xu hướng đi ngang khi Mỹ vừa công bố thông tin kinh tế khả quan hơn về lạm phát. Cục Phân tích Kinh tế (BEA) đã công bố chi tiêu tiêu dùng cá nhân ((PCE) cho tháng 4 tăng 4,9%, giảm 0,3% so với tháng trước đó. Báo cáo này là thước đo lạm phát ưa thích được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sử dụng như một thành phần quan trọng để định hình hướng dẫn chính sách tiền tệ trong tương lai. Áp lực lạm phát trong tháng 4 đã tăng 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng giảm tốc đáng mừng khi so với mức tăng 0,9% trong tháng 3. Trên cơ sở hằng tháng, báo cáo hôm nay cho thấy lạm phát đã giảm nhẹ từ 6,6% trong tháng 3 xuống còn 6,3% vào tháng 4. Đây là lần giảm đầu tiên trong một năm rưỡi. Tuy nhiên, sự gia tăng gần đây của Covid 19 của Trung Quốc đã gây ra sự sụt giảm lớn trong việc cung cấp các sản phẩm xuất khẩu trên toàn cầu. Nói chung, Trung Quốc và Nga tiếp tục tác động đến các vấn đề và tắc nghẽn của chuỗi cung ứng.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.