Giá dầu sẽ có đợt lao dốc mới

13/05/2015 09:30 GMT+7

(TNO) Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vừa cho hay giá dầu sẽ không vượt qua mốc 100 USD/thùng trong thập niên tới. Cùng lúc, hiện cũng có nhiều dấu hiệu cho thấy đợt tăng giá dầu vừa qua sẽ không tiếp diễn lâu.

(TNO) Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vừa cho hay giá dầu sẽ không vượt qua mốc 100 USD/thùng trong thập niên tới. Cùng lúc, hiện cũng có nhiều dấu hiệu cho thấy đợt tăng giá dầu vừa qua sẽ không tiếp diễn lâu.

Theo OPEC, dầu thô sẽ không còn được được giao dịch với giá 100 USD/thùng vào thập niên tới - Ảnh: Reuters
Giá dầu WTI đã từ mức đáy 6 năm là 43,46 USD/thùng vào ngày 17.3, tăng mạnh lên đến 60,75 USD/thùng hôm 12.5.
Tờ The Wall Street Journal hôm 12.5 cho biết OPEC cho rằng dầu thô toàn cầu sẽ không còn được giao dịch với giá 100 USD/thùng vào thập niên tới. Bản dự thảo chiến lược mới đây của OPEC dự báo giá dầu sẽ ở mức 76 USD/thùng vào năm 2025, theo kịch bản lạc quan nhất của tổ chức này. Cả mức giá thấp hơn 40 USD/thùng cũng được OPEC dự trù cho năm 2025.
“Mức giá 100 USD/thùng không có trong bất kỳ kịch bản nào”, một người tham dự hội thảo chiến lược của OPEC tại Vienna (Áo) tuần qua nói.
Bloomberg hôm nay 13.5 thì cho hay dù giá dầu đã phục hồi 40% từ mức đáy 6 năm qua, vẫn còn nhiều dấu hiệu cho thấy việc giá dầu tăng sẽ không tiếp tục diễn ra trong thời gian tới. 
Trước hết, chính phủ Mỹ dự báo tăng trưởng trong lượng tiêu thụ dầu thô toàn cầu vào năm sau sẽ thấp hơn một nửa mức tăng trưởng tiêu thụ trong năm 2010 - khi thế giới bắt đầu thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Lượng tiêu thụ dầu thô thế giới chỉ tăng 1,3 triệu thùng/ngày, lên mốc 94,58 triệu thùng/ngày trong năm tới. 
Tại Mỹ, mức tiêu thụ dự báo tăng 0,4% trong năm sau, thấp hơn cả mức tăng trưởng tiêu thụ của nước này hồi năm 2008, Cơ quan Thông tin năng lượng (IEA) cho biết.
“Đợt tăng giá dầu vừa qua xuất hiện là vì các nhà đầu tư tập trung vào việc thị trường đã chạm đáy và dự đoán rằng việc sản xuất dầu thô của Mỹ đã đến lúc thay đổi. Nhưng thực tế là các yếu tố cơ bản ở Mỹ vẫn chưa thay đổi nhiều”, Harry Tchilinguirian - trưởng bộ phận chiến lược thị trường hàng hóa của dịch vụ tài chính BNP Paribas (Pháp) nói.
Đối với Trung Quốc, dù đã vươn lên là quốc gia tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới, mức tiêu thụ dầu thô của nước này đang tăng trưởng với một nửa tốc độ trong thập niên qua.
Theo EIA, nhu cầu dầu thô của nước này được dự báo là sẽ tăng 3,1%, lên đến 11,34 triệu thùng/ngày trong năm tiếp theo. Bloomberg dẫn lại rằng IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đạt 6,8% trong năm nay để thêm dẫn chứng cho nhận định của EIA.
Tiếp theo, dư cung toàn cầu vẫn sẽ cao trong ngắn hạn. “Các cập nhật về lượng cung và điểm cân bằng nhu cầu thị trường của chúng tôi vẫn dẫn đết kết quả thị trường dư cung trong năm 2015”, nhà phân tích Jeffrey Currie tại ngân hàng đầu tư Goldman Sachs nói.
Theo EIA, giá dầu giảm trong năm ngoái là yếu tố thúc đẩy dự báo nhu cầu. Sản lượng toàn cầu vẫn sẽ vượt quá lượng cầu thế giới trong năm 2015 và 2016. Với nước Mỹ, sản xuất dầu sẽ tăng đều đặn và đạt tổng mức tăng 14% kể từ nay đến năm 2020. Trong khi đó, tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ sẽ đạt ít hơn 3% trong cùng giai đoạn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.