“Gấu ăn trăng” mê hoặc giới trẻ

10/12/2011 23:38 GMT+7

(TNO) Khoảng 21 giờ 33 phút ngày 10.12, mặt trăng nhuốm màu đỏ sậm và đạt cực đại. Đến 21 giờ 57 phút, mặt trăng dần ló dạng và ra khỏi vùng tối, trở lại màu vàng nhạt.

(TNO) Khoảng 21 giờ 33 phút ngày 10.12, mặt trăng nhuốm màu đỏ sậm và đạt cực đại. Đến 21 giờ 57 phút, mặt trăng dần ló dạng và ra khỏi vùng tối, trở lại màu vàng nhạt.

Khoảng 18 giờ 30 phút, hàng trăm bạn trẻ có mặt tại sân bóng của Trường THPT Lê Hồng Phong (Q.5, TP.HCM) để chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này.

Trời dần tối, những tán mây che phủ mặt trăng khiến hàng trăm bạn trẻ lo lắng có nguy cơ bỏ lỡ cơ hội quan sát nguyệt thực.

Đến 19 giờ, từng cơn gió mạnh chợt lùa về. Mặt trăng dần ló dạng.

Gương mặt các bạn trẻ như hân hoan khi trông thấy mặt trăng sáng vằng vặc trong bóng đêm.

Đến 19 giờ 4 phút, mặt trăng bắt đầu đi vào vùng bóng tối. Những ánh mắt, những gương mặt chăm chú nhìn sự biến đổi của mặt trăng.

21 giờ 6 phút, mặt trăng như ửng đỏ. Hàng trăm cặp mắt như bị cuốn hút vào sự thay đổi kỳ lạ đến mê hoặc.

Đúng như dự báo, 21 giờ 33 phút, mặt trăng nhuốm màu đỏ sậm và đạt cực đại.

Đến 21 giờ 57 phút, mặt trăng dần ló dạng và ra khỏi vùng tối, trở lại màu vàng nhạt.




Hình ảnh ấn tượng ban đầu của quá trình "gấu ăn trăng" - Ảnh: HAAC cung cấp

Anh Đặng Tuấn Duy, Chủ nhiệm CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM vừa quan sát, vừa thuyết trình cho các bạn trẻ về sự biến đổi đầy lý thú của mặt trăng.

Một máy quan sát của CLB Thiên văn nghiệp dư được bày ra giữa sân bóng. Các bạn trẻ phải xếp hàng chờ đến lượt xem.

Vừa được thuyết giảng, vừa được ngắm nhìn, với các bạn trẻ, kho kiến thức về thiên văn học như đang dần mở trong mỗi người.

Anh Tuấn Duy tâm sự, qua buổi tổ chức xem hiện tượng “gấu ăn trăng”, hy vọng sẽ đem lại cho các bạn trẻ hiểu thêm về hiện tượng nguyệt thực.


Hàng trăm bạn trẻ tập trung xem hiện tượng "gấu ăn trăng" - Ảnh: Tý Bảo


Xếp hàng để đợi đến lượt xem hiện tượng kỳ thú của thiên nhiên qua kính Thiên văn "khủng" của CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM - Ảnh: Tý Bảo


Một tư thế “độc” xem trăng - Ảnh: Tý Bảo


Họng kính thiên văn chĩa thẳng lên mặt trăng - Ảnh: Tý Bảo


Họng kính thiên văn như những họng “súng”… chĩa thẳng vào mặt trăng - Ảnh: Tý Bảo


Nheo con mắt bên trái, nhìn bằng con mắt bên phải và phải nín thở để không làm kính bị rung - Ảnh: Tý Bảo


Mặt trăng bắt đầu đi vào vùng tối - Ảnh: Tý Bảo

Ngoài ra, trên các cây cầu ở TP.HCM nhiều bạn trẻ yêu thích thiên văn cũng tụ tập để tranh thủ chụp ảnh nguyệt thực toàn phần.

Từ 20 giờ, Kim Hưng, một bạn trẻ làm việc tại Q.7, đã cùng bà xã vác máy ảnh và phụ kiện ra cầu Thủ Thiêm (Q.2) để canh chụp những bức ảnh đẹp nhất của hiện tượng thiên văn hiếm thấy này.

"Tối nay thỉnh thoảng cũng có mây che mặt trăng nên không quan sát được rõ toàn bộ quá trình nguyệt thực, nhưng nói chung là mình đã có một bộ ảnh đẹp", Kim Hưng phấn khởi cho biết.

 
Kim Hưng đang chụp lại những bức ảnh đẹp nhất của hiện tượng "gấu ăn trăng" từ cầu Thủ Thiêm - Ảnh: Trí Quang

 
Nhiều bạn trẻ khác cũng tụ tập trên cầu để chụp ảnh - Ảnh: Trí Quang

 
Nguyệt thực đạt cực đại, mặt trăng tối nhất và phát ra màu đỏ đậm nhất - Ảnh: HAAC

Khoảng 22 giờ, mây kéo đến khá nhiều, tuy nhiên buổi quan sát hiện tượng thiên văn lạ mắt đã khép lại trong sự hào hứng và mãn nhãn đối với hàng ngàn bạn trẻ thành phố.

Tý Bảo - Trí Quang - Tuấn Anh

>> Thời tiết đang "ủng hộ" bạn trẻ quan sát "gấu ăn trăng"
>> Giới trẻ háo hức chờ đón hiện tượng “Gấu ăn trăng”
>> Ngày 10.12 có nguyệt thực toàn phần
>> Trái đất từng có 2 mặt trăng?

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.