Được và mất gì khi Lazada Việt Nam về tay Alibaba?

14/04/2016 14:18 GMT+7

Với 1 tỉ USD bỏ vào Lazada Đông Nam Á, Alibaba đã có sẵn trong mình những toan tính. Vậy thị trường thương mại điện tử Việt sẽ được và mất những gì?

Với 1 tỉ USD bỏ vào Lazada Đông Nam Á, Alibaba đã có sẵn trong mình những toan tính. Vậy thị trường thương mại điện tử Việt sẽ được và mất những gì?

Mới đây, Alibaba bỏ ra khoảng 1 tỉ USD để "kiểm soát" Lazada - Ảnh: ReutersMới đây, Alibaba bỏ ra khoảng 1 tỉ USD để "kiểm soát" Lazada - Ảnh: Reuters
Theo những thông tin mới nhất, ông lớn Trung Quốc đã chính thức bỏ ra 1 tỉ USD để kiểm soát doanh nghiệp thương mại điện tử Lazada, bao gồm cả đơn vị tại Việt Nam. Thành công hay thất bại là điều chưa một ai có thể nói trước.

Nhưng dựa vào thực trạng của thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam nói chung, và vị thế của Lazada nói riêng, chúng ta tạm thời có thể nhìn ra những điểm được mất từ thương vụ có giá trị lên tới 1 tỉ USD này.

Câu chuyện về tiền và hàng

Đây không phải là lần đầu tiên, câu chuyện về tiền và hàng được nêu ra với ngành thương mại điện tử. Hầu hết các chuyên gia đều khẳng định, muốn làm thương mại điện tử tại Việt Nam, tiền là yếu tố đầu tiên cần đến.

Không phải một khoản tiền nào đó, mà là rất nhiều tiền. Do đó, câu chuyện Alibaba chịu chi cả núi tiền cho Lazada đồng nghĩa vấn đề cấp bách đầu tiên đã được giải quyết. Lazada Việt Nam có thêm tiền là điều đáng mừng.
Trước mắt, vấn đề tiền và hàng sẽ được giải quyết - Ảnh: Reuters
Rồi đây, đơn vị này có thể chi mạnh tay hơn cho các chiến dịch quảng cáo, thêm vị thế trên thị trường, cũng như có thêm nguồn vốn dồi dào để cạnh tranh với các đối thủ. Nhưng có tiền thôi chưa bao giờ đủ.

Vấn đề thứ hai mà Alibaba sẽ giải quyết cho Lazada Việt Nam chính là nguồn hàng. Cứ tưởng tượng, với số lượng hàng hóa khổng lồ mà ông lớn Trung Quốc đang giao dịch mỗi ngày, thương mại điện tử tại nước ta sẽ trở nên phong phú tới cỡ nào.

Bởi trước nay, nguồn hàng vẫn là yếu tố còn bỏ ngỏ tại Việt Nam. Thay vì có nguồn hàng nội địa đáp ứng được nhu cầu của người dùng, các đơn vị thương mại điện tử vẫn phụ thuộc rất nhiều vào hàng ngoại nhập.

Đơn cử như các sản phẩm điện tử, gia dụng, Alibaba sẽ là nguồn bổ sung kịp thời cho Lazada Việt Nam. Nhất là trong bối cảnh hàng điện tử Trung Quốc nhiều và có giá quá rẻ.
 
Nhưng hãy thận trọng

Với vị thế hiện tại của Lazada Việt Nam, bất kỳ động thái đầu tư hay hùn vốn cũng đều có những ảnh hưởng nhất định tới thị trường nói chung. Nên nhớ rằng, Alibaba không chỉ bán hàng cho người dùng cá nhân.
Lazada hoạt động được vài năm tại thị trường Việt Nam - Ảnh: chụp màn hình
Các đối tượng khách hàng của họ bao gồm cả các doanh nghiệp, nhà sản xuất, lẫn các kênh phân phối. Nếu như trước đây, tầm ảnh hưởng của Alibaba còn rất nhỏ tại Việt Nam, khi thời gian vận chuyển hàng hóa luôn chậm. Thì giờ đây, dựa vào Lazada Việt Nam, tốc độ này hoàn toàn có thể đẩy rất nhanh. Từ đó, hàng hóa Trung Quốc có mặt tại thị trường nước ta sẽ tăng lên theo cấp số nhân. Thậm chí, có nguy cơ đè bẹp các sản phẩm trong nước.

Đặc biệt, Alibaba còn có thể vươn mình sang các ngành kinh doanh khác như bán lẻ, sản xuất, mà không chỉ gói gọn trong thương mại điện tử. Tất nhiên, chúng ta vẫn phải chờ tới những động thái tiếp theo của cả hai đơn vị này.

Nên nhớ, Alibaba dù sao cũng mua cả Lazada toàn cầu, và sẽ phải phân bổ nguồn lực để đẩy mạnh nhiều thị trường cùng lúc, chứ không chỉ riêng gì nước ta.
Tại Việt Nam, Lazada được thành lập từ năm 2012 và theo công bố của hãng này, công ty đang có hơn 1.000 nhân viên đến cuối năm 2015, kết nối với gần 4.000 nhà bán hàng, phân phối hơn 400.000 mặt hàng thuộc 13 ngành hàng khác nhau. 

Alibaba chi 1 tỉ USD kiểm soát Lazada

Gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba (Trung Quốc) vừa tuyên bố đã đạt được thỏa thuận mua lại quyền kiểm soát nền tảng thương mại điện tử tại Đông Nam Á là Lazada.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.