Đừng bỏ rơi nhau, đừng bỏ rơi người trẻ!

19/04/2021 08:00 GMT+7

Mọi thời và mọi nơi, người trẻ luôn phải đối mặt với nhiều thách đố, luôn phải sống trong sự giằng kéo giữa những sức mạnh trái ngược nhau.

Để ngăn chặn băng nhóm tuổi học trò phạm tội, theo ý kiến của tiến sĩ Đỗ Mạnh Cường, Viện trưởng Viện Khoa học GD-ĐT giáo viên, Trường đại học quốc tế Hồng Bàng (thành viên của Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng - NHG), năm 2017, luận án tiến sĩ của NCS Trịnh Thanh Trà (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) về “Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh trung học phổ thông Hà Nội hiện nay” cung cấp thông tin: 19,8% xác định “Sống trước hết là cho mình, vì mình, bất cần tất cả”, 36% đã từng uống rượu, 26,5% đã từng xem phim cấm… cho thấy rằng nhiều thanh thiếu niên lứa tuổi học sinh chưa đủ khả năng đề kháng với xu hướng xấu từ môi trường xung quanh đang rình rập lôi kéo.
Mọi thời và mọi nơi, người trẻ luôn phải đối mặt với nhiều thách đố, luôn phải sống trong sự giằng kéo giữa những sức mạnh trái ngược nhau. Vì chưa đủ trưởng thành, nên các em rất cần được đồng hành, được hướng dẫn. Tình trạng người trẻ phạm tội có tổ chức, lập băng nhóm, cho thấy rõ ràng các em đang bị bỏ rơi. Không thể đổi lỗi cho các em hay cho hoàn cảnh, nhưng trước hết phải nhìn nhận rằng, nhiều gia đình và nhiều thầy cô giáo đã để các em phải đơn độc đối diện với những khó khăn nội tâm của mình.
Những tác động tiêu cực của xã hội tiêu thụ đang kích hoạt người trẻ lao vào một cuộc chạy đua vô độ hướng tới hưởng thụ của cải vật chất, có thể khiến một người đi đến chỗ gây hấn đối với người khác và đối với chính mình.
Có nhiều giải pháp để giải quyết thực trạng này, nhưng trước nhất và cần nhất là cha mẹ và thầy cô phải luôn hiện diện với các em, mà cách hiện diện đơn giản nhất là nói chuyện, là “đối thoại”.
Làm sao có thể vượt thắng những trở ngại và nối lại cuộc đối thoại, để có thể tạo nên một tương giao và thông cảm mới? Tại sao cha mẹ cũng như thầy cô giáo luôn muốn trao cho các em những gì tốt nhất mình có, nhưng nhiều em lại từ chối?
Tôn trọng, chấp nhận con người các em như các em đang là để rồi yêu thương, cảm thông chính là điều kiện tối quan trọng để cải thiện môi trường giáo dục. Đó cũng là căn cốt của tư tưởng giáo dục “lấy người học làm trung tâm” vậy.
Nhiều bậc cha mẹ đã không được chuẩn bị để đảm đương trách nhiệm làm cha làm mẹ. Chương trình đào luyện của các trường sư phạm chú trọng đến kiến thức và kỹ năng dạy học hơn là năng lực hiểu, yêu thương và đồng hành với người trẻ. Đó là hai trong nhiều nguyên nhân gây nên thực trạng yếu kém của việc “dạy người” cần phải được ưu tiên khắc phục.
Sở hữu một hệ sinh thái giáo dục toàn vẹn từ mầm non đến sau đại học, Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng (NHG) ý thức điều này rất rõ và quyết tâm khắc phục bằng các chương trình đào tạo và phổ biến triết lý giáo dục Nhân bản cho cả giáo viên, phụ huynh và học sinh - sinh viên trong toàn hệ thống. Các chương trình đào tạo giá trị sống lồng trong giáo dục đạo đức, sinh hoạt câu lạc bộ, các hoạt động bác ái xã hội là điểm nổi bật trong hệ thống giáo dục NHG nhiều năm qua. Quan niệm, phụ huynh không phải là đối tác, nhưng là những người đồng trách nhiệm trong việc giáo dục con người toàn diện cho các học sinh - sinh viên, tới đây NHG sẽ tổ chức các lớp bồi dưỡng thường xuyên cho phụ huynh về giáo dục gia đình trong sự phối hợp với nhà trường.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.