‘Đức nên rời khỏi eurozone để cứu đồng euro’

22/03/2016 09:56 GMT+7

Đức đã phát triển quá mạnh và nên rời khỏi Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (eurozone) để cứu nhóm này. Đây là ý kiến của cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Mervyn King.

Đức đã phát triển quá mạnh và nên rời khỏi Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (eurozone) để cứu nhóm này. Đây là ý kiến của cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Mervyn King.

Cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Mervyn King - Ảnh: ReutersCựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Mervyn King - Ảnh: Reuters
“Đây sẽ là cách tốt nhất để tiến về phía trước, và tôi hy vọng rằng nhiều người bạn Mỹ của tôi sẽ ngừng thúc đẩy người châu Âu ném tiền vào vấn đề này, nói rằng chúng ta cần phải làm cho đồng euro trở nên thành công”, ông Mervyn King nói trong chương trình Squawk Box của kênh CNBC.
“Thảm kịch” của eurozone là nước Đức bước vào, ràng buộc họ với châu Âu để không nước châu Âu nào lo sợ thêm về sức mạnh của nước Đức. Song giờ đây, Đức lại lớn mạnh hơn cả về kinh tế lẫn chính trị so với thời gian trước khi nước này dùng đồng tiền chung.
Việc Đức hy sinh đồng mark Đức trong quá trình gia nhập cộng đồng eurozone cũng là “một biểu tượng thực sự thành công của việc tái thiết nước Đức sau chiến tranh”, ông King nhận định.
Lúc này, ông King cho biết trong khi Mỹ, Anh và một số nước châu Âu cần phải xuất khẩu và đầu tư nhiều hơn trong khi chi tiêu ít đi, Đức và Trung Quốc cần phải chi tiêu nhiều hơn và giảm xuất khẩu.”Trừ khi chúng ta chuẩn bị để giải quyết vấn đề này trước tiên, động thái vốn liên quan đến việc cơ cấu lại nền kinh tế, chúng ta vẫn sẽ đi tiếp con đường giữ lãi suất thấp và không tăng trưởng”, ông King nói.
Tuần trước, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi cảnh báo các nhà lãnh đạo châu Âu rằng chỉ dùng chính sách tiền tệ thì không đủ để kích thích nền kinh tế. Chính phủ các nước cần phải thúc đẩy bằng cải cách cơ cấu.
Giới lãnh đạo châu Âu sẽ thảo luận sâu hơn về kinh tế và chính sách việc làm của 19 nước sử dụng đồng euro tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra vào tháng 6 sắp tới. Theo ông King, dù các nước công nghiệp cần cắt giảm lãi suất, kích thích tài chính và thuyết phục người dân tăng chi tiêu trong bối cảnh khủng hoảng tài chính chực chờ, các biện pháp đó vẫn chỉ có tác dụng như thuốc giảm đau.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.